Nghiên cứu môi trường lao động và một số bệnh lý về mắt ở người lao động do tiếp xúc với tia hồng ngoại tại một số cơ sở đúc cán luyện kim loại
- Thứ sáu - 14/02/2020 08:10
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Luyện kim là một trong các ngành đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Trong công cuộc phát triển và xây dựng đất nước, sản phẩm của ngành luyện kim góp phần tạo
nền móng cho nhiều ngành công nghiệp khác. Tuy vậy, ô nhiễm môi trường do công nghiệp Luyện kim
vẫn đang ảnh hưởng bất lợi đến sức khoẻ cộng đồng mà trước hết là sức khoẻ của những người lao động,
các yếu tố tác hại xâm nhập cơ thể, gây bệnh đường hô hấp là phổ biến nhất. Bệnh ở đường hô hấp chiếm
tỷ lệ khá cao ở công nhân luyện kim, trong đó bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất là viêm phế quản (VPQ) nhưng
những ảnh hưởng của tia hồng ngoại tới mắt thì chưa được đề cập đến. Với mục tiêu đánh giá được môi
trường lao động, dẫn tới một số bệnh về mắt ở người lao động một số cơ sở đúc, cán luyện kim loại; cung
cấp một số số liệu khoa học và thực tiễn về bệnh mắt do phơi nhiễm tia hồng ngoại và nghiên cứu thực
trạng 3 giải pháp dự phòng cấp 1,2,3 tại cơ sở đúc cán luyện kim loại nhằm đề xuất một số giải pháp dự
phòng các bệnh về mắt cho người lao động.
Nhóm nghiên cứu do BS.CKI Phạm Hải Yến, Phó Chủ tịch Hội Môi trường giao thông vận tải Việt Nam,
Giám đốc Trung tâm Môi trường và Sức khỏe GTVT làm chủ nhiệm đã đề xuất nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu môi trường lao động và một số bệnh lý về mắt ở người lao động tiếp xúc với tia hồng
ngoại tại các cơ sở đúc, và luyện cán kim loại”.
Sau một thời gian triển khai nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đưa ra một số kết luận và kiến nghị như sau:
1. Về quy trình công nghệ đúc luyện gang thép và cán thép
Công nghệ sản xuất thép ở Việt Nam còn lạc hậu, công suất thấp, tiêu hao năng lượng lớn và gây ô nhiễm
môi trường. Quy trình công nghệ đúc, luyện gang thép và cán thép mặc dù công nghệ đã cải thiện nhưng
chủ yếu vẫn dẫn tới điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy cơ, nguy hiểm và rủi ro cao; nhiều yếu tố
môi trường lao động độc hại mà đặc trưng là vi khí hậu nóng, bức xạ hồng ngoại và tử ngoại; bụi , hơi khí
độc và tiếng ồn.
Công nhân cán đúc cán luyện thép ước chừng khoảng 7-8 vạn người, làm việc trong môi trường dễ xảy ra
tai nạn, thương tích, cường độ làm việc lớn gây căng thẳng thần kinh, tâm sinh lý.
2. Về điều kiện lao động tại 3 nhà máy cán thép, luyện thép và luyện gang:
Mặc dù công nghệ đã cải thiện nhưng công nhân vẫn phải làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc,
độc hại, nhiều yếu tố môi trường nguy hiểm, chứa đựng nhiều rủi ro và nguy cơ tai nạn lao động và bệnh
nghề nghiệp cao (bức xạ hồng ngoại và tử ngoại, bụi, hơi khí độc và tiếng ồn).
Trong phân loại lao động của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hộa số vị trí của công nhân luyện thép
được xếp vào loại 4; loại 5. Chỉ số bức xạ nhiệt ở 100% mẫu đo vượt TCCP ở mùa nóng, và 81, 9% về
mùa đông. Chỉ số đo về ồn , bụi vượt tiêu chuẩn cho phép, riêng hơi khí độc nằm trong TCVSCP
Tỷ lệ mắc các bệnh về mắt ở nhóm nghiên cứu cao hơn rất nhiều so với nhóm so sánh (đối chứng):
+ Đục thủy tinh thể: ở nhóm nghiên cứu là 19,52%, ở nhóm so sánh là 5,5%. Người bị bắt đầu đục thủy
tinh thể sớm nhất ở tuổi 26 với 6 năm tuổi nghề, có 1 số người bị mắc ở tuổi 32, 34 tuổi với tuổi nghề trên
dưới 10 năm. Tuổi đới và tuổi nghề càng cao, tỷ lệ đục thủy tinh thể càng cao
+ Sẹo giác mạc: nhóm nghiên cứu là 22,14, nhóm so sánh là 1,19%
+ Viêm kết mạc: ở nhóm nghiên cứu là 17, 61, nhóm so sánh là 4,36
+ Nhận biết màu sắc chậm: ở nhóm nghiên cứu là 10, 71%, nhóm so sánh là 0, 39%
Bốn bệnh nêu trên đã được chứng minh là những bệnh mang tính nghề nghiệp. Với các kết quả thu được
từ nghiên cứu, nhóm nghiên cứu có một số kiến nghị:
Về khía cạnh chính sách của nhà nước: Cần có chế độ ưu đãi cho ngành luyện kim; Cải cách tiền lương;
chế độ hưu trí. Thay đổi chính sách thuế nhập khẩu sát thực với trong nước, tránh tình trạng thép TQ tràn
ngập thị trường.
Đối với địa phương: Tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp; Duy trì phát triển mô hình hiện có. Kiến nghị đối
với Sở lao động, Bộ lao động, Cục an toàn lao động: Cần có chế tài thưởng phạt cho các tổ chức đang hoạt
động trong lĩnh vực này để bảo vệ sức khỏe con người và thiên nhiên. Có chính sách phù hợp, quan tâm
đến ngành đúc cán luyện kim
Đối với Ban BHLĐ: Lưu ý chất lượng các trang thiết bị bảo hộ lao động hơn nữa, đặc biệt là chất lượng
các loại kính phòng hộ, qua phỏng vấn người lao động cho rằng chất lượng chưa cao. Hạn chế tác hại của
bức xạ hồng ngoại bằng cách: dùng tấm nhôm nhẵn bóng che nguồn bức xạ bảo vệ người làm việc. Sử
dụng hệ thống phun nước che chắn và hạ nhiệt của bức xạ. Người lao động gần nguồn bức xạ hồng ngoại
phải có bảo hộ lao động như: mặc quần áo bằng sợi bông (cotton), đeo kính lọc khi hàn điện hay hàn bằng
khí đất đèn, người quan sát lò nóng chảy dùng thêm kính hấp thụ nhiệt. Chủ cơ sở không bố trí người bị
tổn thương da và mắt làm việc ở nơi có tia hồng ngoại. Mọi người ra nắng phải mặc quần áo dài, đội mũ
rộng vành, đeo kính râm, tránh ở lâu ngoài nắng.
Đối với cơ quan y tế: Cán bộ khám sức khỏe cho người lao động cần có chuyên môn để phát hiện kịp thời
những bệnh có liên quan đến nghề nghiệp. Hàng năm nên bố trí các chuyên gia khám mắt với các thiết bị
chuyên sâu hơn để khám phát hiện sớm các bệnh về mắt và điều trị kịp thời. Công tác quan trắc môi trường
lao động cần tổ chức hàng năm theo Luật An toàn - Vệ sinh lao động.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 14805/2018) tại Cục Thông tin
Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
P.T.T (NASATI)