Nhiều loài cà phê hoang dã bị đe dọa tuyệt chủng

Theo một nghiên cứu của Tổ chức Kew Gardens ở Anh kéo dài hai thập kỷ, các mối đe dọa từ nạn phá rừng, dịch bệnh và biến đổi khí hậu kết hợp lại có thể khiến cho 60% loài cà phê bị tuyệt chủng. Đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá hiện trạng của 124 loài cà phê mọc hoang dã trên khắp châu Phi và châu Á.

Chủng arabica hoang dã, loại cà phê được tiêu thụ nhiều nhất trên hành tinh, nằm trong số những loài cà phê hiện được công nhận là có nguy cơ tuyệt chủng, làm dấy lên lo ngại về sự tồn tại lâu dài của chúng. Kết quả này gây lo ngại cho hàng triệu nông dân trên khắp thế giới phải phụ thuộc vào hoạt động canh tác cà phê làm sinh kế. Khi các điều kiện canh tác cà phê trở nên khó khăn hơn, các nhà khoa học dự đoán ngành công nghiệp sẽ cần phải dựa vào các giống cà phê hoang dã để phát triển các chủng có khả năng sinh tồn tốt hơn.

Tiến sĩ Eimear Nic Lughadha, trưởng nhóm nghiên cứu cho rằng: "60% loài cà phê bị đe dọa tuyệt chủng là con số rất cao, đặc biệt là khi bạn so sánh với số thực vật trên toàn cầu tuyệt chủng theo ước tính là 22%. Một số loài cà phê không còn thấy xuất hiện trong tự nhiên trong hơn 100 năm qua và có thể một số loài đã tuyệt chủng".

Cà phê Arabica đóng góp 60% cho ngành công nghiệp cà phê trên thế giới trị giá hàng tỷ bảng Anh. Nhóm nghiên cứu đã phối hợp với các cộng tác viên Ethiopia để công bố mối đe dọa lớn đối với thực vật do biến đổi khí hậu gây ra. Khi nhiệt độ toàn cầu tăng cao, quần thể arabia có thể sẽ giảm một nửa vào cuối thế kỷ này.

N.P.D (NASATI), theo https: //www.indep khu.co.uk/envir/wild-coffee-extcellence-plants-endangered-climate-change-deforestation-disease-arabica-ethiopia-kew-a8730841.html, 1/2019

Nguồn tin: NASATI