415,26 phần triệu: CO2 đạt mức cao lịch sử

Các nhà khoa học tại Hoa Kỳ đã phát hiện ra lượng carbon dioxide gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu đã đạt mức cao lịch sử, điều này gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự gia tăng không ngừng của khí thải nhà kính.

Ảnh: Nồng độ carbon dioxide trong khí quyển Trái đất đã đạt mức cao kỷ lục, cùng với lượng khí thải nhà kính tiếp tục tăng

Đài thiên văn Mauna Loa ở Hawaii, nơi đã theo dõi nồng độ CO2 trong khí quyển kể từ cuối những năm 1950, đã phát hiện ra chỉ số 415,26 phần triệu (ppm). Đây cũng là lần đầu tiên đài thiên văn đo được chỉ số lịch sử trên 415 ppm. Lần cuối cùng bầu khí quyển của Trái đất chứa lượng CO2 lớn này là hơn ba triệu năm trước, khi mực nước biển toàn cầu cao hơn vài mét và một phần Nam Cực bị che phủ bởi rừng.

Wolfgang Lucht, từ Viện nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam (PIK), nói: "Điều đó cho thấy rằng chúng ta không đi đúng hướng với việc bảo vệ khí hậu. Con số vẫn tăng lên và nó sẽ tăng lên sau mỗi năm”.

Nhưng khác xa với việc ổn định, mức CO2 - một trong ba loại khí nhà kính được tạo ra khi nhiên liệu hóa thạch bị đốt cháy đang tăng nhanh hơn bao giờ hết.

Ralph Keeling, giám đốc Chương trình CO2 của Viện Hải dương học Scripps, cho biết xu hướng này có thể sẽ tiếp tục trong suốt năm 2019 có thể là một năm El Nino trong đó nhiệt độ tăng do dòng hải lưu ấm hơn.

"Tốc độ tăng trưởng trung bình vẫn còn ở mức cao. Mức tăng so với năm ngoái có thể sẽ vào khoảng 3.0 ppm trong khi mức trung bình gần đây là 2,5 ppm", ông nói. "Có khả năng chúng ta đang thấy ảnh hưởng của các điều kiện El Nino nhẹ đối với việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch đang diễn ra".

Thỏa thuận Paris 2015 kêu gọi loài người ngăn chặn sự gia tăng nhiệt độ của Trái đất ở mức "thấp hơn" 2 độ C (3,6 độ F) so với thời điểm tiền công nghiệp hóa và 1,5 độ C nếu có thể.

Bốn năm qua là bốn năm nóng kỷ lục, bất chấp thỏa thuận Paris và tăng cường nhận thức cộng đồng về vấn đề này, nhân loại tiếp tục phá vỡ kỷ lục khí thải của chính mình hàng năm.

Nhiệt độ bề mặt trung bình của Trái đất đã tăng 1 độ C kể từ thời tiền công nghiệp do khí thải.

"Mỗi khi một động cơ hoạt động, chúng ta sẽ thải ra CO2 và nó phải đi đâu đó. Nó không biến mất một cách kỳ diệu, nó tồn tại trong bầu khí quyển”.

Mặc dù có một số bất đồng về mức CO2 “an toàn” trong khí quyển, nhưng có một sự đồng thuận rộng rãi rằng ở mức 350 ppm vào cuối thập niên 1980 sẽ ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu.

P.T.T (NASATI), theo https://phys.org/news/2019-05-million-co2-historic-high.html, 13/05/2019