Điều tra đánh giá vai trò và ảnh hưởng của gia đình đối với lối sống của thế hệ trẻ hiện nay tại các vùng đang trong quá trình đô thị hoá
- Thứ hai - 17/08/2020 00:12
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Trong cơ cấu xã hội, gia đình là thiết chế xã hội cơ bản đảm nhiệmcác chức năng vô cùng quan trọng gồm: Chức năng tái sản xuất con người; Chức năng xã hội hóa; Chức năng thỏa mãn nhu cầu tinh thần, tâm lý- tình cảm và Chức năng kinh tế - tiêu dùng. Việc thực hiện bốn chức năng chính của gia đình vừa tạo dựng nền tảng cho sự ổn định và phát triển xã hội, vừa có ảnh hưởng rất lớn đến việc định hình nhân cách, lối sống của mỗi thành viên trong gia đình, đặc biệt là với thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước.
Với từng thành viên, gia đình được xem là cầu nối của cá nhân với xã hội, là môi trường xã hội hóa cá nhân đầu tiên mà họ tiếp nhận. Bởi vậy, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng gia đình là yếu tố có tính quyết định đến việc hình thành nhân cách, tâm lý, hành vi, lối sống cá nhân ở giai đoạn đầu đời.Và khi so sánh với các thiết chế xã hội khác như nhà trường, truyền thông đại chúng,… sự tác động của gia đình đến nhận thức, hành vi, lối sống của mỗi thành viên thường toàn diện, lâu dài theo suốt cuộc đời của mỗi người.
Với thế hệ trẻ, vai trò không thể thiếu của gia đình thể hiện thông qua việc thực hiện 2 chức năng nuôi dưỡng, giáo dục và chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm lý, tình cảm. Gia đình vừa là nơi sinh ra, vừa là nơi dưỡng dục về thể chất, tinh thần và góp phần lớn vào hình thành nhân cách mỗi thanh niên. Thông qua việc thực hiện chức năng xã hội hóa, thiết chế gia đình tiếp nhận, gìn giữ và truyền tải các giá trị, chuẩn mực tốt đẹp của xã hội cho các thế hệ trẻ. Không những vậy, “gia đình còn được xem như “màng lọc thông tin” nhờ đó thanh, thiếu niên tiếp nhận các nội dung giáo dục có chọn lọc hơn, tránh được những tác động tiêu cực từ bên ngoài.Và nhờ giáo dục gia đình mà thế hệ trẻ định hình cá tính, cách ứng xử và hành vi phù hợp với chuẩn mực chung của toàn cộng đồng.
Như vậy, vai trò và ảnh hưởng của gia đình đối với lối sống của thế hệ trẻ là không thể phủ nhận. Vì thế trong công tác quản lý, nếu muốn giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, định hướng lối sống thế hệ trẻthì không thể không đề cập đến giải pháp nâng cao những tác động tích cực từ gia đình với mỗi thành viên.
Từ vấn đề thực tiễn, những câu hỏi được đặt ra đó là: Ảnh hưởng của gia đình đến lối sống thế hệ trẻ ở khu vực ĐTH hiện nay như thế nào? Có phải vai trò của gia đình đối với lối sống thế hệ trẻ ngày càng giảm dần hay không? Và làm thế nào để tăng cường những tác động tích cực từ gia đình để xây dựng lối sống thế hệ trẻ lành mạnh hơn? Việc lý giải điều này có ý nghĩa thực tiễn rất lớn đến việc xây dựng đường lối, chính sách phát triển bền vững gia đình Việt Nam cũng như giáo dục đạo đức lối sống cho thế hệ trẻ hiện nay.
Những thắc mắc trên cần có cơ sở khoa học, với các số liệu khách quan để làm rõ và chứng minh. Vì vậy, nhóm nghiên cứu quyết định thực hiện Điều tra đánh giá về “Vai trò và ảnh hưởng của gia đình đối với lối sống của thế hệ trẻ hiện nay tại các vùng đang trong quá trình ĐTH”. Đây là nghiên cứu cần thiết và rất có giá trị đối với công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực gia đình cũng như hoạt động quản lývà xây dựng, giáo dục môi trường văn hoá lành mạnh cho thanh niên tại các khu đô thị hiện nay. Với thiết kế nghiên cứu linh hoạt dựa trên kết quả Điều tra khảo sát, chắc chắn đề tài sẽ phản ánh khách quan về thực trạng vai trò và ảnh hưởng của gia đình đối với lối sống của thế hệ trẻ hiện nay tại các vùng đang trong quá trình đô thị hoá ở Việt Nam.
Sau hơn 31 năm Đổi mới, gia đình Việt Nam đã có sự biến đổi trên tất cả các phƣơng diện: từ chức năng đến cấu trúc, từ quan hệ đến lối sống, từ hoạt động kinh tế đến đời sống tinh thần, v.v… Quá trình biến đổi này diễn ra theo chiều hƣớng ngày càng hiện đại và làm tăng vai trò của gia đình với tư cách là một giá trị trong đời sống xã hội. Gia đình với quy mô ngày càng nhỏ hơn, số thế hệ ít hơn cùng với xu hướng giảm tỷ lệ lao động làm nông nghiệp, tăng tỷ lệ làm công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đặt ra những vấn đề cần quan tâm về kinh tế và mức sống của gia đình.
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài “Điều tra đánh giá vai trò và ảnh hưởng của gia đình đối với lối sống của thế hệ trẻ hiện nay tại các vùng đang trong quá trình ĐTH”, nhóm nghiên cứu, tóm tắt một số kết quả:
Về đặc điểm gia đình của thanh: về quy mô gia đình có tổng số thành viên trung bình là 4,23, tổ chức gia đình chủ yếu là mô hình hạt nhân 2 thế hệ, cha/mẹ của thanh niên có trình độ học vấn khá cao,... Trong đề tài nghiên cứu, trong nghiên cứu này với vai trò, thông tin về gia đình là các biến số độc lập có ảnh hưởng để việc thực hiện chức giáo dục thế hệ trẻ của gia đình.
Về nhóm thanh niên tham gia nghiên cứu, trong nghiên cứu khái niệm thế hệ trẻ khá rộng nên được nhóm nghiên cứu tập trung vào độ tuổi thanh niên từ 16 – 30 tuổi tại các khu vực ĐTH ở 4 tính/thành: Hà Nội, Bắc Ninh, Đà Nẵng, tp. Hồ Chí Minh. Nhóm thanh niên ĐTH, phần lớn có học thức cao, chủ yếu đang học tập trên ghế nhà trƣờng, chủ yếu sống cùng bố/mẹ, hầu hết không tham gia tôn giáo nào, bố mẹ thanh niên ở khu vực đô thị hoa chủ yếu làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp, kiểu gia đình phổ biến ở khu vực ĐTH là kiểu gia đình hạt nhân hai thế hệ, nghiên cứu này có tỷ lệ thanh niên theo tôn giáo tuy nhiên số lượng rất nhỏ , chỉ có thanh niên tại các khu vực ĐTH trong mẫu Điều tra đang theo Thiên chúa Giáo…
Về thực trạng vai trò và ảnh hưởng của gia đình đối với lối sống của thế hệ trẻ hiện nay tại các vùng đang trong quá trình ĐTH, kết quả nghiên cứu cho thấy, so với các thiết chế khác như nhà trường, truyền thông đại chúng, nhóm bạn bè, xã hội... gia đình vẫn có vai trò và tầm ảnh hưởng khá lớn đến việc đình hình lối sống của thế hệ trẻ. Cụ thể:
Gia đình có vai trò và ảnh hưởng quan trọng đến thế hệ trẻ ở mọi mặt của lối sống: Từ nhận thức, hình thành nhân cách, đạo đức ứng xử, tình yêu hôn nhân, cách ăn mặc, lao động, nghề nghiệp… Tùy mức độ ảnh hưởng khác nhau, lối sống thanh niên mang hình ảnh đặc trưng của hoàn cảnh kinh tế gia đình, những thói quen sinh hoạt, trao đổi, giao tiếp, giải trí của các thành viên khác.
Cụ thể, so sánh các nội dung trong lối sống của thế hệ trẻ của khu vực ĐTH thì vấn đề như: hình thành nhân cách đạo đức, văn hóa, ứng xử;học hành, lao động, lựa chọn nghề nghiệp;tình yêu, hôn nhân và thói quen vui chơi, giải trí là 4 vấn đề trong lối sống thanh niên chịu tác động, ảnh hƣởng nhiều nhất từ gia đình. Với những vấn đề này, gia đình vừa đóng vai trò là môi trƣờng xã hội hóa cá nhân đầu tiên truyền tải những nội dung giáo dục này một cách đều đặn, toàn diện, lâu dài…
Kết quả khảo sát cũng cho thiết, đa số với thanh niên tại các khu vực ĐTH, thì về mặt tư tưởng chính trị, lý tƣởng cách mạng, gia đình có vai trò và ảnh hưởng thấp nhất. Có tới 56,8% thanh niên cho biết gia đình có ảnh hưởng rất nhỏ.
Như vậy, bên cạnh đại đa số kết quả khả quan về gia đình vẫn giữ vai trò và ảnh hưởng rất lớn với lối sống của thế hệ trẻ tại các khu vực ĐTH. Tuy nhiên, do sự tác động của nhiều yếu tố: Từ môi trường xã hội (từ mạng xã hội, các hội nhóm trên mạng xã hội, các câu lạc bộ, nhóm bạn bè,…), từ chính bản thân của thanh niên hiện nay (tinh thần độc lập, sáng tạo, khẳng định cá tính,... nên ở một số mặt nhất định của lối sống thế hệ trẻ, vai trò và ảnh hƣởng của gia đình dần giảm đi.
Trước tình tình toàn cầu hóa và sự du nhập của nhiều luồng văn hóa đến thế hệ trẻ như hiện nay, việc thực hiện vai trò của gia đình với định hình lối sống thanh niên giảm dần khiến cho “lớp màng bảo vệ” mỏng đi. Và đó cũng là một trong những nguyên nhân giải thích vì sao, mấy năm gần đây những hành vi lệch chuẩn của nhóm thanh niên dần gia tăng.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 15341/2019) tại Cục Thông tin KHCNQG.
Đ.T.V (NASATI)