Đánh giá tiềm năng di truyền một số nguồn gen rau địa phương họ bầu bí và hoa thập tự ở miền Bắc Việt Nam

Cây rau có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hàng ngày của con người; đặc biệt trong bối cảnh khi mà nguồn cung cấp lương thực và các loại thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì nhu cầu về rau xanh lại càng gia tăng và được xem như là yếu tố quan trọng trong cân bằng dinh dưỡng cũng như kéo dài tuổi thọ. Rau xanh cung cấp cho cơ thể nhiều chất hoạt tính sinh học, đặc biệt là các muối khoáng có tính kiềm, các vitamin, các chất pectin và axit hữu cơ, ngoài ra, trong rau tươi còn nhiều loại đường tan trong nước và chất khô. Ngoài giá trị dinh dưỡng, cây rau còn mang lại hiệu quả kinh tế cao, là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Rau rất đa dạng về chủng loại như rau ăn quả, rau ăn củ, rau ăn lá v.v... phổ biến là các loài rau thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) và họ hoa thập tự (Brassicaceae), trong đó bí đỏ (Cucurbita Spp.), mướp (Luffa aegyptiaca Mill), cải củ (Raphanus sativus L.), cải mèo (Brassica juncea L.) là những loài rau địa phương được trồng rộng rãi ở Việt Nam, có khả năng thích ứng cao, hiệu quả kinh tế lớn.

Do các giống rau địa phương có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển nông nghiệp ở nước ta. Chính vì vậy, Cơ quan chủ trì Trung tâm Tài nguyên thực vật cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài PGS. TS. Lã Tuấn Nghĩa cùng thực hiện nghiên cứu Đánh giá tiềm năng di truyền một số nguồn gen rau địa phương họ bầu bí và hoa thập tự ở miền Bắc Việt Nam với mục tiêu: Xác định được tiềm năng di truyền về một số tính trạng nông học có ý nghĩa của nguồn gen rau địa phương họ Bầu bí gồm các đối tượng: Bí đỏ (Cucurbita spp.), mướp (Luffa aegyptiaca) và họ Hoa thập tự gồm các đối tượng: cải mèo (Brassica juncea L.), cải củ (Raphanus sativus L.) phục vụ công tác bảo tồn và sử dụng nguồn gen có hiệu quả ở miền Bắc Việt Nam.

Rau xanh là loại thực phẩm thiết yếu của cuộc sống, nó cung cấp phần lớn các khoáng chất và vitamin, góp phần cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của con người. Đồng thời rau là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Từ xa xưa người Ai Cập cổ đại và Hy Lạp đã trồng và sử dụng rau cải bắp như nguồn lương thực chính. Theo FAO (2006), nhiều nước trên thế giới trồng rất nhiều chủng loại rau với diện tích lớn. Tại các nước phát triển tỷ lệ cây rau so với cây lương thực là 2/1, còn các nước đang phát triển tỷ lệ này là ½.

Nhật Bản mỗi năm vẫn dành ra khoảng 600.000ha đất để trồng rau, trong phát triển, sản xuất rau, họ đặc biệt quan tâm đến khâu chọn tạo và sản xuất giống. Ngoài việc cung cấp giống rau cho thị trường nội địa, hàng năm Nhật Bản xuất khẩu trung bình khoảng 7 tỷ yên tiền bán giống rau. Nhật Bản đang được xem là quốc gia có nhiều thành công nhất trong việc chọn lọc và khai thác nguồn gen cây rau hoang dại thành cây đặc sản ở châu Á (Chadha, 2009).

Ấn Độ là nước sản xuất rau đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Trung Quốc và được xem là một trong những trung tâm khởi nguyên của nhiều loài rau trên thế giới. Hàng năm Ấn Độ triển khai sản xuất giống của 175 loại rau bao gồm các loại rau ăn: lá, quả, hoa và củ.v.v. để cung cấp cho sản xuất trong nước và xuất khẩu.

Trung Quốc là quốc gia có sự đa dạng về khí hậu, tài nguyên sinh học; đặc biệt đa dạng về nguồn gen cây trồng, trong đó có nguồn gen rau. Ngành sản xuất rau và hạt giống rau ở Trung Quốc rất phát triển và hiện đang đứng ở vị trí hàng đầu thế giới. Nhiều loại rau thuộc các họ: thập tự, bầu bí, cà được tập 4 trung nghiên cứu và khai thác phát triển rất mạnh phục vụ nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu.

Sản phẩm rau trên thế giới là vô cùng đa dạng và phong phú; tuy vậy việc sản xuất rau hiện nay tập trung chủ yếu và bốn họ thực vật chính bao gồm: họ Cải (Brassicacea) hay còn gọi họ Hoa thập tự, họ Bầu bí (Cucurbitaceae), họ Đậu (Fabaceae) và họ phụ Hành tỏi (Alleaceae). Trong đó, họ Hoa thập tự và Bầu bí đóng vai trò quan trọng trong ngành sản xuất rau. Phần lớn các giống rau thuộc họ Bầu bí và Hoa thập tự có nguồn gốc từ vùng ôn đới hoặc cận nhiệt đới thuộc châu Phi, châu Mỹ. Nguồn gen họ bầu bí và hoa thập tự là vô cùng phong phú và đa dạng gồm nhiều đối tượng như: bí đỏ, bí xanh, bí đao, dưa chuột, bầu, dưa gang, dưa lê, dưa hấu, mướp ta, mướp đắng, cải canh, cải củ, cải mèo, cải ngồng, bắp cải v.v... Tuy nhiên, 4 loại rau: bí đỏ, mướp, cải mèo, cải củ có giá trị kinh tế, dinh dưỡng, được ưu chuộng và đang được sản xuất phổ biến hơn cả để nghiên cứu đánh giá đa dạng di truyền, đặc điểm nông sinh học, chất lượng v.v... nhằm xác định được những nguồn gen tiềm năng phục vụ cho công tác bảo tồn, và sử dụng nguồn gen một cách hiệu quả, bền vững.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

Đã xây dựng được cơ sở dữ liệu về một số đặc điểm nông sinh học chính (năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh) của 300 mẫu giống. Về năng suất đã xác định được: 18 giống bí đỏ > 15 tấn/ha, 19 giống mướp >20 tấn/ha, 6 giống cải mèo >30 tấn/ha, 3 giống cải củ >30 tấn/ha. Về chỉ tiêu chất lượng: Đối với bí đỏ: 21 giống có hàm lượng brix cao >10%, 14 giống có hàm lượng chất khô cao >10%, 2 giống bí đỏ có tỷ lệ β-carotene ở mức cao >15 µg/g và 02 giống bí đỏ có hàm lượng vitamin C cao > 15mg/100g; đối với mướp có 3 giống có hàm lượng dinh dưỡng cao (vitamin C >7,3 mg/100 g, protein tổng số ≥ 0,92 g/100 g, chất xơ ≥ 0,43 g/100 g, đường tổng số ≥ 1,87mg/100g); đối với cải mèo có 3 giống chất lượng rau ngọt, không đắng, giòn và hàm lượng vitamin C cao (>41mg/100g); đối với cải củ: 02 giống có hàm lượng chất khô cao (> 9%). Có 4 loại sâu, bệnh chính (Bọ dưa, rệp; bệnh phấn trắng, khảm virus) trên bí đỏ; 3 loại bệnh hại chính( phấn trắng, giả sương mai và ruồi đục quả) trên mướp; 6 loài sâu (bọ nhảy sọc cong, rệp xám, sâu xám, sâu khoang, sâu xanh bướm trắng, sâu tơ) và bệnh đốm vòng xuất hiện thường xuyên và nguy hiểm nhất trên cải mèo; 5 loại sâu (bọ nhảy sọc cong, rệp xám, sâu khoang, sâu xanh bướm trắng, sâu tơ) và bệnh lở cổ rễ do nấm là xuất hiện thường xuyên và nguy hiểm nhất trên cải củ.

Đã xây dựng được cơ sở dữ liệu về đa dạng di truyền ở mức độ phân tử của một số nguồn gen rau địa phương bí đỏ, mướp, cải mèo, cải củ. Cơ sở dữ 221 liệu cho thấy các mẫu giống khá đa dạng: đối với bí đỏ có hệ số đa dạng trung bình 0,42, tương đồng di truyền từ 0,64 đến 0,92 và đã xác định được 10 chỉ thị ADN đặc trưng gồm CMTp127, CMTm232, CMTm120, CMTp182, CMTp193, CMTm252, CMTp248, CMTm107, CMTp233, CMTm259. Đối với mướp có hệ số đa dạng trung bình 0,69, tương đồng di truyền từ 0,47 đến 0,82, xác định được 5 chỉ thị ADN đặc trưng gồm ZJULM28, ZJULM51, ZJULM56, ZJULM64, ZJULM69. Đối với cải củ có hệ số đa dạng trung bình đạt 0,72, sự tương đồng di truyền giữa các mẫu giống cải củ từ 0,65 đến 0,92, xác định được 4 chỉ thị ADN đặc trưng gồm Na10-F06, BRMS050, ACMP00784, pMR41. Đối với cải mèo có hệ số đa dạng trung bình đạt 0,42, sự tương đồng di truyền giữa các mẫu giống cải mèo dao động từ 0,56 đến 0,93, đã xác định được 3 chỉ thị xuất hiện alen đặc trưng gồm Na12-C07, Ra2-E11, pMR059.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 18206/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Đ.T.V (NASATI)