Đánh giả rủi ro phơi nhiễm siloxanes và phthalates từ không khí trong nhà đối với con người tại một số tỉnh thành phía Bắc Việt Nam

Ô nhiễm không khí đang là một thách thức toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của con người. Việc xác định các hợp chất trong môi trường không khí thường đòi hỏi nhiều công đoạn phức tạp, tốn kém về thời gian và kinh tế. Các phương pháp phân tích mẫu khí thường kém ổn định và không có tính chọn lọc cao.

Tại Việt Nam, những báo cáo về phương pháp phân tích trong trong môi trường mẫu khí còn rất hạn chế. Một và phương pháp đã được triển khai như lấy mẫu trực tiếp (Dương Hồng Anh, 2003...), hấp thu bằng chất hấp phụ (than hoạt tính) sau đó giải hấp, hoặc sử dụng thiết bị vi chiết pha rắn và màng kim rỗng.

Nhằm cải tiến các phương pháp thu mẫu khí đã có trước đó, trong định hướng nghiên cứu này, ThS. Trần Mạnh Trí cùng các cộng sự tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã thực hiện đề tài: “Đánh giả rủi ro phơi nhiễm siloxanes và phthalates từ không khí trong nhà đối với con người tại một số tỉnh thành phía Bắc Việt Nam”. Cụ thể, nhóm nghiên cứu sử dụng màng thạch anh để hấp thụ hạt lơ lửng trong không khí kết hợp với ống xốp polyurethan (PUF) để hấp thu pha hơi không khí nhờ một bơm hút tốc độ thấp chuyên dụng. Sau đó, các chất cần phân tích được rửa giải khỏi màng thạch anh và xốp polyurethane nhờ hỗn hợp dung môi thích hợp. Dịch chiết sau đó được cô bằng dòng khí nitơ, rồi tiến hành phân tích trên thiết bị sắc kí phù hợp. Phương pháp này đã được chủ nhiệm đề tài nghiên cứu thành công tại phòng Thí nghiệm của Giáo sư Kurunthachalam Kannan, Trung tâm Wadsworth, New York, Hoa Kỳ.

Một số kết quả của đề tài:

- Đã hoàn thiện quy trình phân tích hai nhóm hợp chất siloxanes và phthalates trong mẫu khí. 5 - Bảng số liệu kết quả phân tích nồng độ siloxanes và phthalates trong không khí trong nhà và xung quanh (để so sánh) tại một số tỉnh thành phái Bắc, Việt Nam.

- Đã đánh giá mức độ phơi nhiễm của con người đối với siloxanes và phthalates thông qua con đường hô hấp.

- Đã đưa ra những đề xuất các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm siloxanes và phthalates; hạn chế ảnh hưởng và tác động xấu tới sức khỏe cho cộng đồng dân cư sinh sống tại khu vực nghiên cứu

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 15182) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

N.P.D (NASATI)