Trung Quốc: Các nhà nghiên cứu thử nghiệm ghép nội tạng lợn vào khỉ để tiến tới ghép động vật-người
Cập nhật vào: Thứ hai - 06/07/2020 11:46 Cỡ chữ
Một nhóm nghiên cứu Trung Quốc tuyên bố họ đã cấy ghép nội tạng từ một con lợn được chỉnh sửa gen vào ba con khỉ, lập kỷ lục mới khi một trong số khỉ này đã sống sót được 18 ngày. Thí nghiệm chỉ ra rằng cấy ghép giữa các loài khác nhau có thể giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt nội tạng cấy ghéo cho người.
Thử nghiệm được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu và bác sĩ lâm sàng tại Bệnh viện Xijing liên kết với Đại học Y khoa Không quân ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây phía Tây - Bắc của Trung Quốc. Vào ngày 13 tháng 6, sau khi loại bỏ 13 gen của lợn kháng nhiễm virut và thải ghép cấp tính, các nhà khoa học đã ghép gan, tim và thận của nó vào ba con khỉ.
Theo bệnh viện Xijing, con khỉ nhận được trái tim đã sống được 7 ngày và con khỉ nhận được quả thận chỉ sống được một ngày. Tuy nhiên, con khỉ đã nhận được gan lợn, có sức khỏe tốt kể từ khi phẫu thuật, phá vỡ kỷ lục sống sót trước đó là 15 ngày.
Dou Kefeng, nhà nghiên cứu chính và là bác sĩ chuyên khoa gan tại bệnh viện, cho biết cấy ghép nội tạng động vật vào cơ thể người là xu hướng trong kỹ thuật sinh học và lợn là nguồn tốt nhất có thể do sự tương đồng về kích thước và sinh lý với con người. Bên cạnh đó, khỉ có khoảng 94% ADN của con người, cho thấy thử nghiệm này gần với cấy ghép nội tạng động vật-người.
Đây không phải là ca ghép tạng lợn-khỉ đầu tiên được thực hiện bởi bệnh viện Trung Quốc. Vào năm 2013, một con khỉ đã nhận được gan của một con lợn đã sống sót sau 14 ngày. Một năm sau, một nhóm nghiên cứu của Hoa Kỳ đã phá vỡ kỷ lục với một con khỉ sống sót sau 15 ngày.
Khoảng 300.000 bệnh nhân Trung Quốc đang chờ ghép tạng, nhưng chỉ có 20.000 người may mắn mỗi năm vì thiếu nội tạng. Thiếu nội tạng người là một vấn đề trên toàn thế giới. Các nhà khoa học từ lâu đã hy vọng rằng vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách sử dụng các bộ phận động vật phù hợp để cấy ghép. Nhiều nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu cấy ghép các bộ phận cơ thể bao gồm giác mạc và da từ lợn chỉnh sửa gen sang người.
P.A.T (NASATI), theo Xinhua, 7/2020
nghiên cứu, tuyên bố, nội tạng, kỷ lục, sống sót, thí nghiệm, có thể, giải quyết, vấn đề, thiếu hụt