Xây dựng mô hình nâng cao thu nhập của người dân thông qua liên kết tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ hạt giống lúa lai F1 và lúa thuần chất lượng cao phục vụ nội tiêu và xuất khẩu quy mô tập trung phục vụ xây dựng nông thôn mới tại 4 xã xây dựng nôn
Cập nhật vào: Thứ sáu - 14/02/2020 08:04 Cỡ chữ
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều Chủ chương, nghị quyết về phát triển nông
nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống của người nông dân. Trực tiếp và toàn diện nhất là
Nghị quyết số 26NQ/TW, Hội nghị Trung ương 7, khóa X, về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn, trong
đó có nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở điều tra và khảo sát thông tin về đời sống kinh tế xã
hội, đặc biệt là việc tổ chức sản xuất của các địa phương, Dự án được lựa chọn và thực hiện tại 4 tỉnh: Hải
Dương, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa - là những tỉnh có vùng đồng bằng chiếm diện tích lớn, đất màu
mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm. Đặc biệt thích hợp với sản xuất,
canh tác lúa chất lượng cao.
Như tại Hải Dương, các vùng lúa chất lượng đã làm tăng giá trị sản xuất/ha đất canh tác và mang lại hiệu quả rõ rệt cả về diện tích, năng suất và chất lượng. Tại Nam Định, khí hậu rất
thích hợp cho các mô hình sản xuất lúa, thâm canh lúa chất lượng cao.
Hằng năm, tổng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản Nam Định đạt 4.592 tỷ đồng. Riêng diện tích sản
xuất lúa của Nam Định (2vụ): 158.400 ha, sản lượng 932.000 tấn/năm. Thái Bình có hơn 83 nghìn ha đất
canh tác lúa, năng suất nhiều năm nay đã chạm trần đạt trên 13 tấn/ha/năm, sản lượng đạt hơn 1 triệu tấn
lương thực/năm. Thanh Hoá trong sản xuất nông nghiệp, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô
lớn, gắn với chế biến và tiêu thụ là giải pháp chính để tạo bước chuyển biến mới trong sản xuất nông
nghiệp hướng tới hoàn thành xây dựng 75.000 ha vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao. Hơn nữa,
đây là những nơi có nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, đời sống của bà con nông dân ở mức trung bình và
cận nghèo, do đó nhằm hướng đến không còn hộ nghèo thông qua xây dựng mô hình liên kết giữa doanh
nghiệp và nông dân để tạo ra vùng sản xuất hạt giống lúa lai F1 và các giống lúa thuần chất lượng cao tập
trung, áp dụng đồng bộ kỹ thuật canh tác, công nghệ chế biến, bảo quản tiên tiến nhằm nâng cao chất
lượng, hạ giá thành, góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả của ngành sản
xuất lúa gạo Việt Nam, bảo đảm an ninh lương thực và xây dựng nông thôn mới, nhóm thực hiện dự án
của Công ty Cổ phần giống cây trồng Trung ương do bà Trần Kim Liên làm chủ nhiệm đã tiến hành triển
khai dự án: “Xây dựng mô hình nâng cao thu nhập của người dân thông qua liên kết tổ chức sản xuất,
chế biến và tiêu thụ hạt giống lúa lai F1 và lúa thuần chất lượng cao phục vụ nội tiêu và xuất khẩu quy
mô tập trung phục vụ xây dựng nông thôn mới tại 4 xã xây dựng nông thôn mới: Định Hòa (Yên
Định, Thanh Hóa); Yên Khang (Ý Yên, Nam Định); Nguyên Xá (Vũ Thư, Thái Bình); Dân Chủ (Tứ
Kỳ, Hải Dương)”.
Sau 24 tháng triển khai (từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2016), dự án đã đạt được các kết quả bước đầu
như sau:
1. Đã hoàn thiện và chuyển giao thành công 08 quy trình kỹ thuật sản xuất hạt giống lúa thuần, lúa lai và
quy trình thâm canh lúa thương phẩm đạt chất lượng Quy chuẩn Việt Nam:
+ 02 Quy trình sản xuất hạt lai F1 của 2 giống lúa lai Nhị ưu 838 và TH3-4 tại Thanh Hóa;
+ 03 Quy trình sản xuất hạt giống các cấp Nguyên chủng, Xác nhận của các giống lúa thuần chất lượng
Thơm RVT, VS1 và Thiên Ưu 8 tại Hải Dương, Nam Định, Thái Bình;
+ 03 Quy trình thâm canh lúa thương phẩm các giống lúa thuần chất lượng Thơm RVT, VS1, Thiên Ưu 8
tại Hải Dương, Nam Định, Thái Bình.
2. Hoàn thành 16 mô hình sản xuất hạt giống các cấp nguyên chủng, xác nhận; các mô hình sản xuất lúa
gạo thương phẩm, đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng 30% thu nhập cho người dân so với phương
pháp canh tác hiện tại của các địa phương, cụ thể: 02 mô hình sản xuất hạt lai F1 của Nhị ưu 838 và TH3-
4; 02 mô hình thâm canh lúa lai thương phẩm quy mô 30 ha/mô hình; 03 mô hình sản xuất hạt giống lúa
thuần SNC; 03 mô hình sản xuất giống lúa thuần nguyên chủng; 03 mô hình sản xuất hạt giống lúa thuần
cấp xác nhận; 03 mô hình thâm canh lúa thuần thương phẩm.
3. Sản xuất và thương mại 204 tấn hạt lai F1 (theo kế hoạch là 200 tấn); 738 tấn SNC (theo kế hoạch 720
tấn); 1624,8 tấn hạt giống NC (theo kế hoạch 1620 tấn) và 1993 tấn xác nhận (theo kế hoạch 1980 tấn).
Chất lượng hạt giống đạt tiêu chuẩn QCVN theo Thông tư số 45/2011/TT-BNNPTNT ngày 24/6/2011
của Bộ Nông nghiệp và PTNT).
4. Sau khi thực hiện dự án, đã hình thành được các làng nghề sản xuất và chế biến hạt giống tại Thái Bình,
Hải Dương, Nam Định và Thanh Hóa. Góp phần tăng thu nhập bình quân đầu người trong năm từ 24,1
triệu đồng/năm lên 28,5 triệu đồng; 100% hộ dân trong vùng dự án không còn hộ nghèo. 5. Hoàn thành 42
chuyên đề khoa học đạt chất lượng tốt, được công nhận cấp cơ sở.
4
6. Hoàn thành 40 lớp đào tạo, tập huấn cho 1600 lượt cán bộ/nông dân ở các địa phương thuộc 4 tỉnh của
Dự án, các Hợp tác xã, cán bộ, hộ nông dân trong vùng Dự án đã tiếp nhận thành thạo quy trình công nghệ
sản xuất hạt giống và sản xuất lúa thương phẩm đạt hiệu quả cao.
Các kết quả dự án đã được công bố trên tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam (VAAS).
Nhóm dự án rất mong được tiếp tục nhân rộng các mô hình sản xuất lúa giống để đem lại hiệu quả kinh tế
cao cho người nông dân, nâng cao thu nhập cho người nông dân trồng lúa nhằm xóa đói giảm nghèo, xây
dựng nông thôn mới. Đồng thời phổ biến sâu rộng các biện pháp kỹ thuật canh tác tới bà con nông dân, áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất để hiệu quả mô hình ngày càng được nâng cao.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 14804/2018) tại Cục Thông tin
Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
P.T.T (NASATI)