Nghiên cứu chuyển đổi mô hình canh tác nương rẫy thành mô hình nông lâm kết hợp góp phần canh tác bền vững trên đất dốc tại một số tỉnh vùng Tây Bắc
Cập nhật vào: Thứ sáu - 17/01/2020 17:40 Cỡ chữ
Canh tác nương rẫy là một phần quan trọng không thể thiếu trong sinh kế của nhiều cộng đồng vùng cao, với các loài cây trồng ngắn ngày phổ biến như lúa nương, ngô, sắn được canh tác theo các phương thức truyền thống và chủ yếu do các hộ gia đình nghèo thực hiện, và là một trong những nguyên nhân chính gây mất rừng tại vùng cao Tây Bắc, dẫn đến suy thoái, xói mòn đất, và rủi ro cao về kinh tế (ICRAF, 2012). Do canh tác nương rẫy thường xuyên phải luân canh và mở rộng diện tích mới, nên canh tác nương rẫy là nguyên nhân trực tiếp làm mất rừng; việc đốt dọn thực bì không được quản lý chặt chẽ cũng là nguyên nhân chủ yếu gây cháy rừng. Đốt nương làm rẫy là nguyên nhân gây ra 60 - 70% số vụ cháy rừng và khoảng 60 % tổng diện tích rừng bị chặt phá trái phép hàng năm, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế, xã hội, và môi trường sinh thái (QĐ 2945/QĐ-BNN-KL).
Hai tỉnh Hòa Bình và Sơn La có khoảng 338.159,1 ha đất nương rẫy, chiếm 74,6% diện tích đất nông nghiệp. Đất nương rẫy tập trung chủ yếu ở đai cao từ 700 - 1.000m, với diện tích 172.293,4 ha (chiếm 51,0%), đai cao từ 300 - 700 m (129.157,2 ha, 38,2%); đai cao dưới 300 m (26.300,5 ha, 7,8%), và thấp nhất, ở đai cao trên 1.000 m (10.408 ha, 3,1%). Phân bố đất nương rẫy chủ yếu trên đất dốc nhẹ (độ dốc < 150) có khoảng 138.212 ha, chiếm 40,9% tổng diện tích đất nương rẫy; tiếp đến, trên đất có độ dốc trung bình và hơi mạnh (15 - 250) có 143.371 ha (42,4%); đất dốc mạnh (25 - 350) có 51.415 ha (15,2%), và thấp nhất, ở đất có độ dốc rất mạnh (> 350) có 5.161 ha (1,5%). Các đặc trưng chủ yếu trong canh tác nương rẫy như: Đất nương rẫy thường ở xa nhà; áp lực dân số ngày càng tăng, dẫn đến nhu cầu và thời gian sử dụng đất tăng lên, thời gian bỏ hóa rút ngắn lại; điều kiện canh tác khó khăn; cơ cấu cây trồng tương đối đơn giản,... Hằng năm tầng đất canh tác trên đất nương rẫy bị bào mòn từ 1,5 - 3,0 cm, và mỗi ha đất mất khoảng 200 - 300 tấn đất (Bùi Quang Toản, 1990).
Để duy trì, phát triển sinh kế bền vững của các cộng đồng vùng cao Tây Bắc, nơi sinh sống của trên 80% dân số nông thôn của vùng thì việc cải tiến, chuyển đổi nương rẫy thành hệ sinh thái có tính ổn định, bền vững và hiệu quả kinh tế cao hơn cũng được thừa nhận như một đòi hỏi tất yếu, phù hợp với xu hướng phát triển và tiến bộ xã hội. Xuất phát từ yêu cầu thực tế nêu trên, việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chuyển đổi mô hình canh tác nương rẫy thành mô hình nông lâm kết hợp góp phần canh tác bền vững trên đất dốc tại một số tỉnh vùng Tây Bắc” là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao, không chỉ nhằm giảm thiểu các nguyên nhân trực tiếp của tình trạng phá rừng trái phép do canh tác nương rẫy, cháy rừng mà còn góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong công cuộc xóa đói giảm nghèo cho người dân miền núi; góp 2 phần bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng và canh tác đất dốc bền vững, đảm bảo an ninh lương thực, an toàn xã hội.
Nhóm nghiên cứu do Cơ quan chủ quản Viện nghiên cứu và phát triển Vùng phối hợp cùng Chủ nhiệm đề tài Lê Đức Thắng thực hiện với mục tiêu Chuyển đổi các phương thức canh tác nương rẫy thành hệ thống nông lâm kết hợp; góp phần canh tác bền vững, nâng cao hiệu quả canh tác đất dốc và cải thiện sinh kế cho người dân vùng Tây Bắc.
Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:
- Khu vực nghiên cứu có khoảng 338.159,1 ha đất nƣơng rẫy, chiếm 74,6 % diện tích đất nông nghiệp. Đất nương rẫy tập trung chủ yếu ở đai cao từ 700 - 1.000m, với diện tích 172.293,4 ha (chiếm 51,0%); và tập trung chủ yếu trên đất dốc nhẹ (độ dốc < 150 ) có khoảng 138.212 ha, chiếm 40,9% tổng diện tích đất nương rẫy; tiếp đến, trên đất có độ dốc trung bình và hơi mạnh (15 - 250 ) có 143.371 ha (42,4%).
- Cơ cấu cây trồng nông lâm nghiệp của các hộ điều tra (120 hộ) tƣơng đối đơn giản, có 75% số hộ điều tra (90 hộ) có sử dụng ≤ 4 loại cây trồng (cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày, và cây LSNG) trong cơ cấu cây trồng của gia đình; 50% số hộ trồng ≤ 3 loại cây; 25% số hộ chỉ trồng duy nhất 1 loại cây; và 20% số hộ không trồng bất cứ một loại cây trồng nông lâm nghiệp nào trong hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp của gia đình.
- Các đặc trưng chủ yếu trong canh tác nương rẫy như: Đất nương rẫy thường ở xa nhà; nhu cầu và thời gian sử dụng đất tăng lên, thời gian bỏ hóa rút ngắn lại; điều kiện canh tác khó khăn; cơ cấu cây trồng tương đối đơn giản...
- Cơ cấu cây trồng nông nghiệp theo tập quan canh tác và theo đai cao của một số dân tộc khu vực nghiên cứu: Người Mường có tập quán canh tác ở đai độ cao từ 200 - 700 m, với các loài cây trồng nông nghiệp chủ yếu là ngô, lúa nương, sắn, dong riềng. Người Thái, Tày canh tác ở đai độ cao từ 300 - 700 m và người H’Mông canh tác ở đai độ cao trên 700 m với các loài cây trồng chính là lúa nương, ngô và sắn.
- Xác định được nhóm cây lâm nghiệp, cây lâm sản ngoài gỗ theo các đai cao như: Keo lai, Keo tai tượng, Lát hoa, Trám trắng, Mây nếp... (đai cao từ 300 - 700 m); Keo lai, Keo tai tượng, Lát hoa, Trám trắng, Mây nếp... (từ 700 - 1.000 m), và Sơn tra, Vối thuốc, Sa nhân... (trên 1.000 m); nhóm cây phân xanh như: Đậu triều, Cốt khí, Keo dậu...; nhóm cây nông nghiệp (lúa nương, ngô, sắn)...
- Hiệu quả kinh tế của các mô hình NLKH tại khu vực nghiên cứu có hiệu quả khác nhau, lợi nhuận ròng từ 5.226.728,8 đồng/ha (MH NLKH 2) đến 59.779.934,8 đồng/ha (MH NLKH 1) sau 30 năm và 44.900.000 đồng/ha (MH NLKH 3) sau 20 năm. Chỉ tiêu BCR của các mô hình NLKH dao động từ 3,3 (MH NLKH 3) đến 14,1 (MH NLKH 1), nghĩa là người dân canh tác các mô hình NLKH như trên bỏ ra 1 đồng vốn để trồng các loài cây trồng trong các mô hình sẽ thu lại từ 3,3 - 14,1 đồng sau chu kỳ kinh doanh của từng mô hình.
- Hiệu quả xã hội cũng như tiềm năng phát triển các mô hình NLKH chuyển đổi từ các mô hình canh tác nương rẫy tại khu vực nghiên cứu chƣa có sự chênh lệnh lớn giữa các mô hình. Việc áp dụng nhân rộng các mô hình NLKH sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương cũng như đáp ứng nhu cầu của các HGĐ.
- Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuất các nhóm giải pháp về: qui hoạch sử dụng đất, giao đất, giao rừng; giải pháp về khoa học kỹ thuật; giải pháp về cơ chế chính sách, khuyến nông khuyến lâm; giải pháp về nghiên cứu chuyển giao và đào tạo, phổ cập công nghệ...
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 15288/2018) tại Cục Thông tin KHCNQG.