Các nhà nghiên cứu phát triển phương pháp mới để cải thiện đất mặn
Cập nhật vào: Thứ ba - 03/12/2019 14:29 Cỡ chữ
Muốn sử dụng đất mặn có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp thì việc cải tạo đất mặn là rất cần thiết để sản xuất cây con, phù hợp và đem lại hiệu quả cho nông dân. Có nhiều biện pháp cải thiện đất nhiễm mặn như: Biện pháp canh tác (Áp dụng thủy lợi, lượng mưa để rửa mặn, thay thế các loại cây trồng chống chịu mặn kém sang trồng cỏ chịu mặn làm thức ăn gia súc, cày sâu không lật.
Thủy lợi là một biện pháp quan trọng. Lợi ích của việc áp dụng thủy lợi rửa mặn: Đất mặn có chứa chủ yếu là các muối hòa tan như chloride, sulfate Na, Ca và Mg, nên chúng có thể dễ dàng được rửa trôi mà không làm tăng pH nhiều. Chỉ cần rửa với nước mưa, nước thủy lợi ngọt hoặc có chứa Na hàm lượng nhỏ. Đưa nước ngọt vào rửa mặn: dẫn nước ngọt vào ruộng, cày, bừa, sục bùn để các muối hòa tan, ngâm ruộng sau đó tháo nước ra kênh,mương, ra sông.
Mới đây, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát triển một phương pháp cải tạo đất mặn mặn hiệu quả để giảm sự gia tăng của muối trong đất, qua đó tăng năng suất canh tác.
Các nhà nghiên cứu từ Viện Địa lý và Nông học Đông Bắc thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã tiến hành thí nghiệm thực địa và cải thiện chất lượng đất bằng các thực hành quản lý cụ thể theo địa điểm. Tỷ lệ phần trăm natri và pH trao đổi trong đất đã giảm, trong khi độ dẫn nước của đất tăng lên. Trước đây, họ cũng đã phát triển các chế độ tích hợp cải tạo và sử dụng các loại đất mặn đã được quảng bá ở hơn 67.000 ha ở phía tây tỉnh Cát Lâm, đông bắc Trung Quốc. Phía tây đồng bằng Songnen ở Trung Quốc có lượng đất mặn lớn, với giá trị pH cao và độ thấm nước và không khí thấp.
Phương pháp truyền thống giảm độ mặn bằng cách tưới bằng nước chuyển hướng được sử dụng để tăng năng suất cây trồng. Các nhà khoa học đã cố gắng tìm ra cách biến đất cằn cỗi, mặn chát thành đất trồng trọt.
P.A.T (NASATI), theo Xinhua