Sử dụng CO2 thải để tách kim loại khỏi quặng
Cập nhật vào: Thứ sáu - 31/01/2020 05:18 Cỡ chữ
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Lyon và Đại học Turin đã đưa ra phương thức sử dụng CO2 thải để tách các kim loại được sử dụng trong nhiều sản phẩm. Các nhà khoa học tin rằng đây sẽ là một công cụ để giảm thiểu nóng lên toàn cầu.
Các nhà khoa học đã phát triển ý tưởng sử dụng thu hồi và lưu trữ cacbon như một cách để giảm lượng CO2 thải vào khí quyển. Công nghệ này liên quan đến việc thu khí thải từ xe hơi hoặc nhà máy, loại bỏ CO2 và sau đó lưu trữ cho đến khi các nhà khoa học sử dụng nó.
Tuy nhiên, công nghệ thu và lưu giữ cacbon đã được chứng minh quá đắt để sử dụng thương mại. Trong nỗ lực mới, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một phương thức sử dụng CO2 thải để tạo ra các phối tử nhằm tách kim loại khỏi quặng. Kim loại thu hồi có thể được bán để sử dụng sản xuất các sản phẩm như linh kiện điện thoại thông minh. Các nhà nghiên cứu cho rằng phương pháp của họ đầu tiên sử dụng hai dòng chất thải như một phần của quy trình tạo ra các hợp chất tinh khiết trong.
Trong quy trình của họ, CO2 đóng vai trò là tác nhân liên kết, tận dụng lực hút của các phối tử với kim loại bằng cách sử dụng nhiệt độ và áp suất. Nhóm nghiên cứu đã bơm dung dịch 2,2'-Iminodi (ethylamine) vào hỗn hợp LaCl3 và NiCl2 để chứng minh hoạt động của phương pháp mới. Sau đó, các nhà khoa học đã sục khí CO2 từ khí thải xe hơi qua hỗn hợp. Kết quả dẫn đến 2,2'-Iminodi (ethylamine) thu giữ được CO2 và tạo ra các phối tử liên kết với lanthanum.
Sau vài phút, các tinh thể chứa lanthanum đã hình thành và niken liên kết với diethylenetriamine không phản ứng vẫn còn trong dung dịch. Các kim loại sau đó đã được thu hồi bằng thử nghiệm ly tâm cho thấy cả hai đều đạt độ tinh khiết 99%. Thử nghiệm thứ hai liên quan đến việc tách các kim loại hữu ích khỏi điện cực lấy từ pin gần hỏng, kết quả tạo ra coban, niken và lanthanum. Các nhà nghiên cứu khẳng định lợi ích thứ hai của phương pháp mới là tách kim loại khỏi quặng theo phương thức xanh hơn các phương pháp thông thường.
N.P.D (NASATI), theo https://phys.org/news/2020-01-carbon-dioxide-metals-ores.html, 17/01/2020