Nhẫn RFID thông minh có thể thay thế thẻ, tiền mặt, chìa khóa và nhiều vật dụng khác
Cập nhật vào: Thứ ba - 11/05/2021 05:00 Cỡ chữ
Viện Nghiên cứu công nghệ đúc, composite và chế biến Fraunhofer của Đức đã tạo ra loại nhẫn kim loại thông minh với nhiều ứng dụng như mở khóa cửa, thanh toán khi mua hàng.
Nhẫn kim loại này chứa thẻ RFID thụ động (nhận dạng tần số vô tuyến) được cấp nguồn không dây bằng xung điện từ từ một thiết bị đọc riêng biệt. Thẻ truyền tín hiệu vô tuyến đến thiết bị đọc chứa dữ liệu như mật mã dành riêng cho người dùng. Vì thẻ được cấp nguồn khi cần bởi thiết bị đọc, nên không cần nguồn điện tích hợp như pin. Phần thân chính của chiếc nhẫn được in mẫu chống giả thông qua quy trình sử dụng chùm tia laser để làm tan chảy có chọn lọc bột kim loại. Khi bột tan chảy theo một mô hình xác định, các hạt kim loại hợp nhất, tạo nên chiếc nhẫn với một lớp rắn.
Trong quá trình này, một khoang rỗng bên trong nhẫn được tạo ra. Trước khi lệnh in hoàn tất, nó sẽ tạm dừng để cánh tay robot chèn thẻ RFID vào trong khoang. Sau đó, quá trình in được tiếp tục, bịt kín thẻ bên trong nhẫn bằng một lớp kim loại được in lên trên. Mặc dù các vật liệu như kim loại có thể cản trở tín hiệu RFID, nhưng lớp trên cùng của thẻ trong chiếc nhẫn chỉ dày 1 mm nên không gây ra nhiều trở ngại. Ngoài ra, thẻ truyền dữ liệu ở tần số 125 kilohertz ngắn hơn bình thường, cho phép nó truyền qua kim loại tốt hơn mức có thể ở tần số dài hơn. Hơn nữa, các thành của khoang được thiết kế để phản xạ sóng vô tuyến của thẻ đi ra bên ngoài thông qua kim loại. Nhóm nghiên cứu hy vọng nhẫn thông minh mới (kết hợp với thiết bị đọc tại chỗ) cuối cùng có thể được sử dụng cho các nhiệm vụ như mở khóa cửa, thanh toán khi mua hàng hoặc thậm chí truyền tải thông tin y tế quan trọng cho những người phản ứng đầu tiên. Công nghệ này cũng có thể được ứng dụng để sản xuất các thiết bị "thông minh" khác như các linh kiện máy móc làm từ kim loại rắn truyền dữ liệu về các thông số hoạt động của chúng.
N.P.D (NASATI), theo https://newatlas.com/wearables/rfid-smart-ring/, 3/5/2021
nghiên cứu, công nghệ, chế biến, kim loại, thông minh, ứng dụng, thanh toán