Đa dạng và tác động đối kháng của vi khuẩn đối kháng trên cây lạc với nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh thối gốc mốc trắng
Cập nhật vào: Thứ ba - 21/07/2020 08:56 Cỡ chữ
Nhằm xác định sự đa dạng của vi khuẩn đối kháng vùng trên cây lạc ở Miền Trung Việt Nam, cơ chế đối kháng với nấm S. rolfsii của vi khuẩn đặc thù trên cây lạc và hiệu quả phòng trừ sinh học của vi khuẩn đối kháng đặc thù trên cây lạc ở điều kiện đồng ruộng, nhóm nghiên cứu do PGS.TS. Lê Như Cương làm chủ nhiệm, đã thực hiện đề tài: “Đa dạng và tác động đối kháng của vi khuẩn đối kháng trên cây lạc với nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh thối gốc mốc trắng” từ năm 2014 đến 2018.
Đề tài đã thu được các kết quả sau:
- Thu thập mẫu, phân lập và đánh giá tính đa dạng của vi khuẩn đối kháng vùng rễ lạc
Đa dạng của vi khuẩn đối kháng vùng rễ lạc được thể hiện trong 02 bài báo đã xuất bản và 01 bản thảo đã được gửi để phản biện trên tạp chí ISI, được đính kèm theo báo cáo này. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đối kháng của vi khuẩn vùng rễ không cao. Với 78 dòng vi khuẩn đối kháng thu thập được qua các đợt thu thập mẫu, phân lập và thử tính đối kháng. Kết quả phân tích đa dạng di truyền dựa vào BOX-PCR cho thấy vi khuẩn vùng rễ rất đa dạng (42BOX-PCR). Giám định vi khuẩn bằng trình tự đoạn 16S rDNA cho thấy 13 chủng vi khuẩn thu thập thuộc Pseudomonas, Bacillus và Chryseobacterium. Tuy nhiên có sự phân biệt các nhánh khác nhau trong cây phả hệ với các loài vi khuẩn khác nhau.
Kết quả nghiên cứu về vi khuẩn phân lập từ nốt sần rễ lạc cho thấy các vi khuẩn trong nốt sần khá đa dạng với 23 nhóm dựa vào BOX-PCR. Trong các dòng vi khuẩn thử nghiệm ch có dòng thuộc Burkholderia có khả năng đối kháng với nấm S. rolfsii. Dựa vào trình tự đoạn 16S rDNA cho thấy các vi khuẩn trong nốt sần thu thập được thuộc các loại Rhizobium, Sphingomonas, Sphingobacterium, Ralstonia, Stenotrophomonas và Burkholderia. Trong đó Sphingomonas chiếm đa số. Cây phả hệ được xây dựng và cho thấy các dòng này c ng nằm ở nhiều nhánh khác nhau.
- Khả năng hạn chế bệnh hại của vi khuẩn đối kháng
Khả năng hạn chế bệnh thối gốc mốc trắng lạc được thực hiện trong một số nghiên cứu và thể hiện ở các nội dung sau: + Hiệu quả hạn chế bệnh hại và nâng cao năng suất lạc của vi khuẩn Pseudomonas bản địa từ cây lạc và vi khuẩn Pseudomonas ngoại lai; + Hiệu quả hạn chế bệnh hại và nâng cao năng suất lạc của vi khuẩn trong nốt sần lạc; + Hiệu quả hạn chế bệnh hại của vi khuẩn đối kháng phân lập từ vùng rễ lạc
Từ tập đoàn vi khuẩn đối kháng gồm 65 chủng được phân lập từ Quảng Bình, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam, nhóm nghiên cứu đã đánh giá khả năng kháng nấm trong điều kiện in vitro và khả năng hạn chế bệnh hại trong điều kiện nhà lưới với lây nhiễm bệnh nhân tạo. Kết quả đã phân lập được 8 chủng vi khuẩn đối kháng từ các mẫu lạc ở Quảng Bình, 21 chủng vi khuẩn đối kháng từ các mẫu lạc ở Thừa Thiên Huế và 36 chủng vi khuẩn đối khảng từ mẫu lạc ở Quảng Nam.
Kết quả nghiên khả năng hạn chế bệnh hại trong điều kiện nhà lưới có lây nhiễm bệnh nhân tạo cho thấy: các dòng vi khuẩn 8/8, H13/8, H12/11, H12/19, H14/5 phân lập phân lập từ lạc ở Huế, QB 9/7, QB 2/3 và QB 14/7/2 phân lập từ lạc ở Quảng Bình và QN 18/4, QN 16/3 phân lập từ lạc ở Quảng Nam có khả năng hạn chế bệnh hại cao so với đối chứng.
Nhằm đánh giá khả năng hạn chế bệnh hại của các chủng vi khuẩn ở điều kiện đồng ruộng, một số chủng vi khuẩn đối kháng có khả năng hạn chế bệnh hại trong nhà lưới và hạn chế nấm trong điều kiện in vitro được thí nghiệm liên tục 2 năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy chủng vi khuẩn Pseudomonas sp. H 9/15 sản sinh 2,4-diacetylphloroglucinol có khả năng hạn chế bệnh thối gốc mốc trắng và nâng cao năng suất lạc qua hai vụ thí nghiệm năm 2015-2016; chủng vi khuẩn Bacillus sp. QB 5/3 hạn chế bệnh hại và nâng cao năng suất lạc năm 2015; các chủng vi khuẩn khác nhìn chung mức độ hạn chế bệnh hại và nâng cao năng suất lạc không thực sự rõ ràng và ổn định qua hai năm. (Le et al., 2018c).
Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho các nghiên cứu ứng dụng vi khuẩn đối kháng và kích thích sinh trưởng cho cây lạc nói riêng và các đối tượng cây trồng khác nói chung.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 15418) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
N.P.D (NASATI)