Chính sách mới trong khoa học, công nghệ và đổi mới của Pháp
Cập nhật vào: Thứ năm - 21/03/2019 12:22 Cỡ chữ
Nền kinh tế Pháp lớn thứ hai trong khu vực đồng euro và tăng trưởng khiêm tốn trong hững năm gần đây. Xu hướng phi công nghiệp hóa đã thể hiện rõ khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp xuất khẩu của Pháp. Trong hoàn cảnh này, việc huy động khoa học, công nghệ và đổi mới để thúc đẩy đổi mới dựa trên tăng trưởng được đặt lên hàng đầu của chương trình nghị sự chính sách.
Các trường đại học và viện nghiên cứu công: Tỷ lệ GERD/GDP của Pháp ở trên mức trung bình của OECD. Các cuộc cải cách giáo dục và nghiên cứu bắt đầu vào giữa những năm 2000 vẫn đang được tiếp tục. Tháng 7/2013, Luật về nhiệm vụ và tổ chức của hệ thống giáo dục và nghiên cứu đã được thông qua, trong đó khuyến khích liên kết hoặc hợp nhất các tổ chức giáo dục và nghiên cứu để đạt đến số lượng tổ chức phù hợp trong nghiên cứu và giảng dạy.
Đổi mới trong doanh nghiệp: Với mức chi của doanh nghiệp cho NC&PT đạt 1,48% GDP trong năm 2012, Pháp chỉ ở trên mức trung bình của OECD, nhưng thấp hơn Đức và các nước Bắc Âu. Để thúc đẩy NC&PT và đổi mới, Chính phủ đã duy trì tín dụng thuế NC&PT, đây là một trong những tín dụng hào phóng nhất thế giới, khoảng 6 tỷ USD một năm (5 tỷ EUR). Pháp cũng đã đưa ra một số biện pháp để tăng cường hỗ trợ trực tiếp, chẳng hạn như thông qua 34 ngành công nghiệp chủ chốt như đã đề cập ở trên.
Tinh thần kinh doanh sáng tạo: Tăng cường sáng tạo và tăng trưởng khởi nghiệp sáng tạo là một mục tiêu nổi bật của chính sách Pháp. Các biện pháp gần đây bao gồm: thành lập Ngân hàng đầu tư công (Bpifrance), hỗ trợ đổi mới cho khởi nghiệp và DNVVN; hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới trẻ (JEI) và tạo lập tín dụng thuế đổi mới (CII) nhằm tăng cường đầu tư đổi mới của các DNVVN độc lập. Năm 2011, một quỹ với 714 triệu USD (600 triệu EUR) được thành lập hỗ trợ đổi ới giai đoạn “hạt giống”, đến năm 2013 đã thực hiện 15 khoản đầu tư vào công nghệ kỹ thuật số (45%), khoa học đời sống (40%) và công nghệ sạch (10%).
Chuyển giao và thương mại hóa công nghệ: Để cải thiện đầu ra cho nghiên cứu công, Luật về nhiệm vụ và tổ chức của hệ thống giáo dục và nghiên cứu đã coi chuyển giao công nghệ là một trong những nhiệm vụ của PRI. Là một phần của PIA, các SATT là những công ty chuyên nghiệp cần thiết cho chuyển giao công nghệ.
Cụm và chuyên môn hóa thông minh: Từ năm 2004, các “Cụm năng lực cạnh tranh” của Pháp đã tài trợ cho các dự án NC&PT của các tổ chức công về các chủ đề cụ thể (ví dụ, công nghệ nano và hàng không vũ trụ). Sau đánh giá năm 2012, giai đoạn thứ ba của chính sách này chú trọng nhiều hơn vào giai đoạn “hạ nguồn” (tức là tạo mẫu và thương mại hóa các đổi mới).
Toàn cầu hóa: Tăng cường sự tiếp xúc của các nhà nghiên cứu Pháp với các đồng nghiệp nước ngoài là một mục tiêu chính sách quan trọng. Một số chương trình giúp các nhà nghiên cứu Pháp có được vị trí tạm thời ở nước ngoài và thu hút các nhà nghiên cứu nước ngoài hàng đầu đến Pháp. Ví dụ, Chương trình Chủ tịch xuất sắc chi đến 2,4 triệu USD (2 triệu EUR) cho các nhà nghiên cứu nước ngoài được lựa chọn trong thời gian 18 - 48 tháng ở Pháp. Vì sự tham gia của Pháp trong Chương trình Khung lần thứ 7 còn khiêm tốn nên Chính phủ đang tích cực lựa chọn những bên tham gia vào Horizon 2020 -chương trình tiếp theo của Chương trình Khung lần thứ 7.
Kỹ năng cho đổi mới: Luật về nhiệm vụ và tổ chức của hệ thống giáo dục và nghiên cứu đã mở rộng quyền tự chủ của các trường đại học, tạo cho họ tự do hơn trong việc thiết kế chương trình giảng dạy.
Pháp có tỷ lệ tương đối cao nghiên cứu sinh về khoa học và kỹ thuật. Nghiên cứu sinh có quy chế mới (hợp đồng tiến sỹ), trong đó bao gồm mức lương cao hơn và khả năng giảng dạy, tư vấn,… Doanh hân sinh viên cũng được khuyến khích: ví dụ, các lớp học dành riêng, tư vấn bởi các doanh nhân có kinh nghiệm, tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn,…
P.A.T (NASATI), theo OECD