Xây dựng và triển khai mô hình liên kết sản xuất chuỗi giá trị cho ngành hàng cây có múi (bưởi và cam sành) ở vùng Tây Nam Bộ
Cập nhật vào: Thứ sáu - 02/12/2022 01:11 Cỡ chữ
Khu vực các tỉnh Tây Nam Bộ (còn gọi là Đồng bằng Sông Cửu Long - ĐBSCL) là vùng trồng bưởi và cam Sành quan trọng của Việt Nam. Trong sản xuất bưởi và cam Sành ở Tây Nam Bộ, hầu hết diện tích trồng thuộc hộ gia đình, qui mô nhỏ, việc sản xuất chưa có hoặc hoặc không tuân thủ theo qui trình canh dẫn đến sản lượng cung ứng cho thị trường manh mún, thiếu đồng bộ về qui cách, chất lượng, rất khó để thực hiện truy nguyên nguồn gốc sản phẩm, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp kinh doanh trái cây, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu, điều này dẫn đến những những khó khăn cho nhà vườn trong tiêu thụ sản phẩm, hạn chế khả năng cạnh tranh trong quá trình xuất khẩu trái cây.
Việc nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết giữa các nông hộ trồng cây ăn trái để thành lập các hợp tác xã, tạo thuận lợi cho việc chuyển giao kỹ thuật, tiếp cận các doanh nghiệp kinh doanh vật tư có chất lượng tốt, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao và an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường là yêu cầu đòi hỏi đặt ra trong sản xuất cây có múi (bưởi và cam Sành) ở Tây Nam Bộ. Vì thế, nhóm nghiên cứu của TS. Võ Hữu Thoại tại Viện cây ăn quả miền Nam đã thực hiện đề tài: “Xây dựng và triển khai mô hình liên kết sản xuất chuỗi giá trị cho ngành hàng cây có múi (bưởi và cam sành) ở vùng Tây Nam Bộ” từ năm 2017 đến năm 2020.
Mục tiêu của đề tài là xây dựng và triển khai mô hình chu i giá trị cho ngành hàng bưởi và cam Sành ở Vùng Tây Nam Bộ, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm bưởi và cam Sành, nâng cao thu nhập cho nông hộ và giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích kinh tế của các tác nhân trong chu i, qua đó phát triển ngành hàng bưởi và cam Sành ở vùng Tây Nam Bộ một cách bền vững.
Sau ba năm nghiên cứu, đề tài đã thu được một số kết quả nổi bật như sau:
Về xây dựng hợp tác xã trồng bưởi Da xanh, bưởi Năm roi và cam Sành đạt GAP:
- Đã xây dựng mới Hợp tác xã bưởi Da xanh Quới Sơn tại tỉnh Bến Tre với qui mô 52,57 ha. Hợp tác xã đạt chứng nhận VietGAP cho 52,27 ha.
- Đã tái xây dựng lại mới Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm roi Mỹ Hòa tại tỉnh Vĩnh Long với qui mô 50 ha, Hợp tác xã đạt chứng nhận GlobalGAP cho 50 ha.
- Đã xây dựng mới Hợp tác xã trồng cam Sành (HTX Nông nghiệp Năm Nhi) tại tỉnh Hậu Giang với qui mô 54,5 ha. Hợp tác xã đạt chứng nhận VietGAP cho 54,5 ha.
Về xây dựng tiêu chuẩn quả tươi cho bưởi Da xanh, bưởiNăm roi và cam Sành tây Nam Bộ
- Đã xây dựng 3 tiêu chuẩn quả tươi phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu cho quả bưởi Da xanh, bưởi Năm roi và cam Sành vùng Tây Nam Bộ được các doanh nghiệp đánh giá (có các phiếu nhận xét của các doang nghiệp kinh doanh trái cây tại hồ sơ các sản phẩm của đề tài).
- Tiêu chuẩn quả bưởi Da xanh, bưởi Năm roi và cam Sành đã được áp dụng tại các hợp tác xã bưởi Da xanh, bưởi Năm roi và cam Sành.
Về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa bưởi Da xanh, bưởi Năm roi và cam Sành Tây Nam Bộ: Đề tài xây dựng được 3 nhãn hiệu hàng hóa bưởi Da xanh, bưởi Năm roi và cam Sành Tây Nam Bộ đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Về xây dựng liên kết cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm: Đã thực hiện ký kết hợp đồng giữa các hợp tác xã do đề tài xây dựng với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ đầu ra
Các mô hình HTX sản xuất bưởi và cam Sành do đề tài xây dựng giúp nông dân có được tính cộng đồng trong sản xuất và tiêu thụ bưởi và cam Sành (trao đổi thông tin mới về vật tư NN, thông tin thị trường...) đã giúp nhà vườn mua đúng loại phân bón, thuốc BVTV chất lượng; tình trạng thương lái ép giá nông dân trồng bưởi và cam Sành không còn là vấn đề lo ngại đối với những hộ tham gia HTX.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 17915/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
N.P.D (NASATI)