Ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống và chăn nuôi lợn 4 giống tại tỉnh Ninh Bình
Cập nhật vào: Thứ tư - 08/12/2021 16:05 Cỡ chữ
Chăn nuôi lợn hiện nay ở Ninh Bình đang phát triển nhanh do có nhiều lợi thế về địa lý, giao thông, con người và các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi của Nhà nước và của Tỉnh. Tuy nhiên, quy mô trang trại chăn nuôi còn nhỏ lẻ, manh mún là chủ yếu. Trang trại chăn nuôi lợn có quy mô nhỏ phần lớn do người dân tự làm với việc đầu tư vốn hạn chế, đầu tư về trang thiết bị, chuồng trại, thức ăn, con giống cũng bị hạn chế dẫn đến năng suất còn thấp, xử lý môi trường còn hạn chế, phòng trừ dịch bệnh khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Để khắc phục tình trạng trên cần định hướng cho chăn nuôi ợn theo hướng chăn nuôi trang trại tập trung, quy mô công nghiệp.
Chăn nuôi lợn trang trại tập trung và xu hướng phổ biến trên toàn thế giới và là hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Chăn nuôi trang trại tập trung, trước hết là tạo nền tảng để áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến về giống, chuồng trại, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh và quản ý để có hiệu quả chăn nuôi cao hơn, nhằm tăng năng suất chăn nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra chăn nuôi trang trại tập trung theo quy hoạch sẽ góp phần làm giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường, đảm bảo sức khoẻ của cộng đồng nhất là tại Ninh Bình, nơi mà chăn nuôi vẫn còn phân tán nhỏ lẻ trong nông hộ và trong khu vực dân cư.
Từ nhu cầu cấp thiết cho chăn nuôi lợn trang trại tập trung tại Ninh Bình, Cơ quan chủ trì Chi nhánh Trung tâm nghiên cứu và phát triển con nuôi, cây trồng Ninh Bình cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài KS. Trần Văn Thìn tiến hành đề xuất và thực hiện dự án: “Ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống và chăn nuôi lợn 4 giống tại tỉnh Ninh Bình”. Với mục tiêu ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống và chăn nuôi tại Ninh Bình, phát triển nghề chăn nuôi lợn ở Ninh Bình làm mô hình kiểu mẫu để nhân rộng trên địa bà tỉnh và các địa phương lân cận.
Chi nhánh Trung tâm Nghiên cứu và phát triển giống con nuôi, cây trồng Ninh Bình - Công ty TNHH MTV Hưng Tuyến đã ký hợp đồng với cơ quan hỗ trợ ứng dụng công nghệ và Trung tâ Nghiên cứu lợn Thụy Phương. Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương đã hỗ trợ đơn vị chủ trì về việc lựa chọn giống lợn tốt để xây dựng hình đồng thời Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương đã hoàn thiện và chuyển giao 05 quy trình công nghệ phù hợp với chăn nuôi lợn tại cho đơn vị. Các quy trình công nghệ chuyển giao gồm:
1. Quy trình chăn nuôi lợn đực giống
2. Quy trình chăn nuôi lợn nái sinh sản
3. Quy trình chăn nuôi lợn thương phẩm
4. Quy trình thú y cho đàn lợn
5. Quy trình xử lý phân, nước thải trong chăn nuôi lợn.
Các giống lợn và quy trình kỹ thuật áp dụng phù hợp với xu thế cũng như định hướng phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, khi áp dụng các công nghệ về giống, quy trình kỹ thuật tại dự án cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn trước khi áp dụng. Cụ thể: Năng suất sinh sản của đàn lợn dự án có năng suất cao với số con sơ sinh sống/ổ vượt 12,7%; số con cai sữa/ổ vượt 10,1% và chỉ số lứa đẻ/nái/năm vượt 11,9% so với trước khi tham gia dự án. Đồng thời, đàn lợn thương phẩm của dự án có tăng khối lượng vượt 4,4-16,9%; Tiêu tốn thức ăn/kg TKL giảm 2,4-7,1% và tỷ lệ nạc vượt 4,0-6,2%.
Các quy trình kỹ thuật ngắn gọn, dễ hiểu và dễ áp dụng. Đây là những quy trình mới, được đúc kết và tạo ra từ các đề tài nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất nên phù hợp và đầy đủ những công việc cần thiết để cho người chăn nuôi học tập và áp dụng theo, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn.
Đặc biệt, quy trình thú y và quy trình xử lý phân, nước thải trong chăn nuôi lợn của Dự án đã đưa ra những biện pháp hiệu quả góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường đồng thời giúp đàn ợn các mô hình không bị mắc dịch tả lợn Châu Phi.
Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:
- Dự án đã thực hiện tốt việc chuyển giao và tiếp nhận 05 quy trình công nghệ chăn nuôi lợn. Các trang trại chăn nuôi thuộc mô hình đã làm chủ được công nghệ, tiếp tục phát triển quy trình công nghệ này ra các trang trại khác trong tỉnh.
- Dự án đã đào tạo 05 cán bộ kỹ thuật viên cơ sở và tập huấn cho 180 ượt người dân. Các học viên đã nắm bắt được quy trình kỹ thuật, áp dụng trực tiếp cho trang trại, gia trại chăn nuôi lợn của gia đình.
- Dự án đã xây dựng thành công 04 mô hình với đầy đủ các nội dung theo yêu cầu của dự án, gồm:
+ 01 mô hình lợn giống lợn 4 giống, quy mô 100 lợn nái, 05 lợn đực
+ 03 mô hình nuôi lợn thương phẩm trong đó có 01 mô hình quy mô 195 con và 02 mô hình quy mô 170 con.
- Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đạt 100% so với yêu cầu của thuyết minh và hợp đồng. Cụ thể:
+ Mô hình lợn giống lợn 4 giống: Số con sơ sinh sống/lứa đạt trung bình 11,55 con/lứa; Tổng số lợn con sơ sinh sống đạt 2.494 con và chỉ số lứa đẻ đạt 2,35 lứa đẻ/nái/năm.
+ Mô hình nuôi lợn thương phẩm: Tăng khối lượng đạt trung bình 749,83 g/con/ngày; Tiêu tốn thức ăn đạt 2,53 kgTA/kgTKL; Tỷ lệ nạc đạt 59,40%.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 16894/2019) tại Cục Thông tin KHCNQG.
Đ.T.V (NASATI)