Ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất ván ghép thanh từ gỗ rừng trồng tại tỉnh Hà Giang
Cập nhật vào: Thứ sáu - 25/11/2022 00:33 Cỡ chữ
Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới ở cực Bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Cùng với những chủ trương, chính sách của nhà nước, Hà Giang đã có nhiều biện pháp trong triển khai chính sách giao đất, giao rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, nên việc trồng rừng đã từng bước tạo chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động của người dân và nghề rừng đã từng bước xã hội hóa. Việc trồng rừng kinh tế đã huy động được nhiều tổ chức, cá nhân tham gia với nhiều hình thức.
Nguyên liệu gỗ rừng trồng ở Hà Giang có tiềm năng rất lớn, nhưng công nghiệp chế biến, sử dụng gỗ rừng trồng chưa phát triển, hiệu quả sử dụng nguyên liệu gỗ chưa cao, thực trạng sử dụng nguyên liệu chưa tương xứng với tiềm năng nguồn nguyên liệu của tỉnh. Sản phẩm gỗ rừng trồng sử dụng ở dạng nguyên liệu thô (gỗtròn) hoăc̣ ở mức sơ chế ván bóc nên khó có thể cải thiêṇ thu nhâp̣ cho ngườ i t rồng rừng và góp phần phát triển kinh tế địa phương, đến 2020 toàn tỉnh có 236 cơ sở chế biến gỗ, trong đó gỗ bóc 234, gỗ dán 01, gỗ ghép thanh 01. Do đó việc đầu tư vào công việc chế biến gỗ là rất cần thiết, sản phẩm làm ra ở dạng tinh, có giá trị lớn hơn đồng nghĩa với việc nguồn lợi mang lại cho người dân từ việc trồng rừng cũng lớn hơn, từ đó thúc đẩy người dân trong việc thực hiện trồng rừng. Vì thế, nhóm nghiên cứu của KS. Nguyễn Mạnh Tuân tại Công ty Cổ phần phát triển Xín Mần đã thực hiện đề tài: “Ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất ván ghép thanh từ gỗ rừng trồng tại tỉnh Hà Giang” từ năm 2018 đến năm 2020.
Đề tài nhằm thực hiện mục tiêu ứng dụng thành công tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất ván ghép thanh từ gỗrừng trồng (gỗ Keo), tạo ra sản phẩm ván ghép thanh chất lượng tốt đáp ứng được yêu cầu của nguyên liệu để sản xuất đồ mộc, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và phát triển bền vững nghề trồng rừng, chế biến gỗ rừng trồng tại tỉnh Hà Giang.
Dự án đã ứng dụng thành công Quy trình công nghệ sản xuất ván ghép thanh từ gỗ rừng trồng (gỗ keo) của đơn vị chuyển giao công nghệ.
- Đã chuyển giao và tiếp nhận thành công Quy trình công nghệ sản xuất ván ghép thanh từ gỗ rừng trồng (gỗ keo) phù hợp thiết bị và mô hình của dự án. Đã mua sắm, lắp đặt hoàn chỉnh và vận hành tốt hệ thống thiết bị phục vụ sản xuất ván ghép thanh. 02 máy móc, thiết bị được trang bị của dự án đảm bảo về chủng loại, số lượng, chất lượng theo hợp đồng khoa học và công nghệ.
- Đã xây dựng được 01 mô hình sản xuất ván ghép thanh từ gỗ rừng trồng: công suất đạt khoảng 2.500 m3 sản phẩm/năm. Mô hình hoạt động ổn định, đạt công suất thiết kế và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Đã sản xuất được 535 m3 sản phẩm ván ghép thanh có kích thước chuẩn: Dày x rộng x dài = (12/16/18/20) x 1.220 x 2.440 mm. Sản phẩm ván ghép thanh đáp ứng yêu cầu chất lượng để sản xuất đồ mộc theo TCVN 11205:2015 (ISO 1609:2014), về ván gỗ nhân tạo - gỗ dán - ván ghép thanh dày và ván ghép từ thanh trung bình, chi tiết chứng nhận TCVN 8575:2010 cho gỗ ghép thanh bằng keo. Sản phẩm ván ghép thanh của dự án có đặc điểm ngoại quan, độ cong vênh thấp, chất lượng bề mặt tốt, rất phù hợp làm nguyên liệu sản xuất đồ mộc. Tính chất cơ học của ván: Độ bền uốn tĩnh của ván tương đương với gỗ nhóm V. Độ bền trượt mạch keo đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn. Ván ghép thanh không chứa formaldehyde nên thân thiện với môi trường, bảo vệ sức khỏe con người.
Kết quả nghiên cứu thúc đẩy công nghiệp chế biến ở địa phương phát triển, góp phần hỗ trợ, kích thích người dân trồng rừng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 17908/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
N.P.D (NASATI)