Tác động của biến đổi xã hội đến ổn định và phát triển vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay
Cập nhật vào: Thứ tư - 10/05/2023 00:05 Cỡ chữ
Trong điều kiện hiện nay, sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia hay vùng được thể hiện ở sự tổng hòa cả về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá và môi trường. Vai trò, nội dung ổn định của từng lĩnh vực có khác nhau và thường làm tiền đề, điều kiện cho nhau trong quá trình phát triển. Ổn định về chính trị - xã hội là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển kinh tế. ồng thời phát triển kinh tế có hiệu quả, bền vững lại là cơ sở vật chất vững chắc cho sự ổn định và phát triển về chính trị - xã hội. Trong phát triển kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô lại là điều kiện quan trọng hàng đầu cho sự phát triển kinh tế năng động, hiệu quả. Ổn định phải luôn luôn được bảo đảm bằng lực lượng vật chất và bằng tư tưởng. Bảo đảm an toàn và bền vững của môi trường tự nhiên - sinh thái là điều kiện tối cần thiết của phát triển bền vững. Sự phát triển bền vững đòi hỏi tăng trưởng và phát triển kinh tế phải gắn liền với phát triển văn hoá, tiến bộ và công bằng xã hội, với bảo vệ và phát triển quyền con người, quyền công dân, với thực hành dân chủ xã hội.
Để đảm bảo sự phát triển nhanh, bền vững phải xây dựng được thể chế phát triển đồng bộ, phù hợp giữa các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và môi trường. Thể chế đó phải đảm bảo sự huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tối ưu để mang lại hiệu quả cao nhất trong từng giai đoạn phát triển. Tính đồng bộ, phù hợp của thể chế phụ thuộc vào trình độ phát triển và điều kiện cụ thể của đất nước, đồng thời phụ thuộc vào bối cảnh và trình độ hội nhập quốc tế.
Vùng dân tộc thiểu số ( DTTS) có 5.266 xã thuộc 51 tỉnh, thành phố (chủ yếu ở vùng Tây Bắc, Tây guyên, Tây am Bộ và Tây Duyên hải miền Trung, chiếm 3/4 diện tích cả nước), trong đó có 1.957 xã khu vực III và 20.139 thôn, bản ngoài xã khu vực III thuộc diện đặc biệt khó khăn; vùng KT-XH BKK còn có 291 xã bãi ngang ven biển và hải đảo vào diện đầu tư đặc biệt khó khăn , là địa bàn cư trú chủ yếu của 53 dân tộc thiểu số với khoảng 14,12 triệu người, chiếm 14,7% dân số cả nước năm 20192 . Đây là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng an ninh, có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên.
Trong giai đoạn phát triển mới với việc tái cấu trúc nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; với sự phát triển của kinh tế tri thức và khoa học - công nghệ mạnh mẽ hiện nay tác động tích cực và tiêu cực như thế nào đến ổn định và phát triển của quốc gia, nhất là đối với sự ổn định và phát triển bền vững của vùng DTTS là một câu hỏi quan trọng cần được trả lời để có những chính sách, giải pháp phát triển bền vững ở vùng DTTS trong giai đoạn tới. Trong khi đó, như các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra, chủ đề tác động của biến đổi xã hội đối với ổn định xã hội ở vùng DTTS chưa được triển khai nghiên cứu một cách có hệ thống. Các kết quả nghiên cứu về biến đổi xã hội và phân tầng xã hội quốc tế và trong nước đã có những đóng góp đặc biệt quan trọng trong việc phổ biến và phát triển lý thuyết, từ hệ khái niệm đến cách thức tiếp cận, phương pháp nghiên cứu biến đổi xã hội và phân tầng xã hội. Các nghiên cứu đã đi sâu phân tích một số khía cạnh khác nhau của biến đổi xã hội, phân tầng xã hội, phân hóa giàu - nghèo từ thực trạng, xu hƣớng, các nhân tố tác động đến biến đổi xã hội và phân tầng xã hội; đến đánh giá tác động của biến đổi xã hội và phân tầng xã hội đến sự phát triển kinh tế - xã hội và những giải pháp góp phần điều chỉnh biến đổi xã hội và phân tầng xã hội hƣớng đến sự phát triển bền vững, giảm bất bình đẳng và xung đột xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có những nghiên cứu chuyên sâu về đánh giá những tác động, hệ lụy của những biến đổi xã hội, phân tầng xã hội đối với sự ổn định và phát triển của vùng dân tộc thiểu số từ năm 1986 đến nay.
Vì vậy, việc triển khai nghiên cứu về “Tác động của biến đổi xã hội đến ổn định và phát triển vùng DTTS nước ta hiện nay” do Cơ quan chủ trì Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn-Đại học Quốc gia Hà Nội cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Hoa thực hiện là rất cần thiết, với mục tiêu: Nghiên cứu đề xuất các quan điểm, giải pháp phát huy những mặt tích cực, hạn chế ảnh hưởng tác động tiêu cực của biến đổi xã hội và những hệ luỵ của phân tầng xã hội để ổn định và phát triển vùng DTTS nước ta đến năm 2030 trên cơ sở làm rõ thực trạng của biến đổi xã hội, phân tầng xã hội và những tác động của biến đổi xã hội, cũng như những hệ luỵ của phân tầng xã hội đến ổn định và phát triển xã hội vùng DTTS nước ta từ 1986 đến nay; nhận diện những vấn đề cơ bản, cấp bách liên quan đến biến đổi xã hội trong vùng DTTS nước ta hiện nay.
Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:
Có sự tác động rõ rệt của biến đổi về kinh tế đến quy mô dân số và tập quán di cư trong nhóm các DTTS. Các nhóm dân tộc có sự phát triển cao hơn về kinh tế xã hội có quy mô dân số lớn hơn so với các nhóm kém phát triển hơn. Các nhóm dân tộc Tày, Thái, Khơ Me; Mường; Nùng, Mông có quy mô dân số trên 1 triệu người phân bố ở các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển hơn và điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn (phần lớn ở vùng miền núi thấp và đồng bằng) so với các dân tộc Si La; Pu Péo; Brâu; Ơđu và Rơ Măm có quy mô dân số thấp (dưới 1 nghìn người và không có sự thay đổi về quy mô dân số - dưới 1.000 ng ời trong giai đoạn 1999 - 2019) do phân bố dân cư chủ yếu ở các vùng miền núi cao, trình độ phát triển kinh tế xã hội thấp với nền sản xuất mang tính chất thuần nông và trình độ dân trí còn thấp. Số lượng các nhóm DTTS có quy mô dân số từ 1 triệu người trở lên đã tăng từ 4 nhóm năm 1999 lên 5 nhóm năm 2009 và 6 nhóm năm 2019; Nhóm DTTS có quy mô dân số từ 100 nghìn đến dưới 500 nghìn người cũng tăng từ 9 nhóm năm 1999 lên 11 nhóm vào năm 2009 và 2019.
Các chính sách phát triển vùng DTTS kinh tế, y tế, chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng... được thực thi từ năm 1986 đến nay đã góp phần cải thiện tình trạng sức khoẻ, nâng cao tuổi thọ và thay đổi nhận thức về hôn nhân và gia đình của người dân vùng DTTS, đặc biệt đối với nhóm DTTS. Đến năm 2019, tuổi thọ bình quân của 53 nhóm DTTS là 70,7 tuổi, tăng 0,8 tuổi so với năm 2015 (69,88 tuổi), tuy nhiên vẫn thấp hơn 2,90 tuổi so với tuổi thọ trung bình chung của cả nước (73,6 tuổi). Tuổi thọ bình quân của nhóm nam DTTS đã tăng từ 67,7 tuổi năm 2015 lên 68,0 tuổi năm 2019 và của nhóm nữ DTTS tăng từ 72,86 tuổi năm 2015 là 73,7 tuổi năm 2019. Mặc dù tuổi thọ bình quân đã có sự chuyển biến tích cực ở vùng DTTS, tuy nhiên, vẫn còn tồn tại mức chênh lệch lớn giữa các nhóm DTTS. Tuổi thọ trung bình của nhóm DTTS có tuổi thọ cao nhất là dân tộc Hoa (74,4 tuổi) cao hơn 15,1 tuổi so với nhóm DTTS có tuổi thọ trung bình thấp nhất là dân tộc La Hủ (59,4 tuổi).
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 18245/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
Đ.T.V (NASATI)