Phương pháp trực tiếp cho phân tích trạng thái giới hạn của kết cấu và vật liệu chịu tải cơ - nhiệt thay đổi
Cập nhật vào: Thứ ba - 25/05/2021 23:57 Cỡ chữ
Trong thời gian từ năm 2016 đến 2018, PGS.TS. Lê Văn Cảnh cùng nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Quốc tế đã thực hiện đề tài: “Phương pháp trực tiếp cho phân tích trạng thái giới hạn của kết cấu và vật liệu chịu tải cơ - nhiệt thay đổi”.
Mục tiêu tổng quát của đề tài là phát triển các công cụ phân tích và thiết kế số hiệu quả và mạnh nhằm phục vụ cho công tác phân tích và thiết kế của kỹ sư làm việc thực tiễn. Với hai mục tiêu cụ thể như sau: Phát triển phương pháp đẳng hình học và phần tử hữu hạn đa giác cho bài toán phân tích trạng thái giới hạn của kết cấu và vật liệu chịu tác dụng của tải cơ-nhiệt thay đổi; Phát triển tiêu chuẩn đánh giá sai số và tái tạo lưới thích nghi dựa trên năng lượng dẻo tiêu tán và ứng suất dẻo cho bài toán phân tích trực tiếp dùng phương pháp đẳng hình học và phần tử hữu hạn đa giác.
Nghiên cứu được triển khai theo các hướng sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết: phương pháp đẳng hình học và phần tử hữu hạn đa giác sẽ được nghiên cứu và các lý thuyết phân tích trực tiếp sẽ được tìm hiểu sâu sắc.
- Viết giải thuật và lập trình mô phỏng số: Các công cụ tính toán số cho bài toán phân tích trực tiếp sẽ được phát triển và thực hiện lập trình bằng ngôn ngữ lập trình Matlab, để có thể chạy trên máy tính cá nhân hoặc trên máy chủ thực hiện tính toán lớn. Để kiểm tra các phương thức số đã được đề xuất trên, chúng tôi sẽ áp dụng chạy thử một số bài toán quan tâm trong thực tế.
- Phân tích kết quả: Tính hiệu quả của các phương thức số này sẽ được chứng minh thông qua việc so sánh lời giải của nó với nghiệm chính xác hoặc các nghiệm số thu được trong các nghiên cứu trước. Những ưu nhược điểm của các phương thức này sẽ được kết luận, sau đó phương thức mạnh và hiệu quả nhất sẽ được đề xuất cho việc phát triển phần mềm thương mại để giải các bài toán kỹ thuật lớn trong thực tế
Đề tài đã phát triển thuật toán mới dựa trên phương pháp phân tích giới hạn động học và kỹ thuật tối ưu nón bậc hai để xác định đặc trưng cơ học ở cấp độ vĩ mô của vật liệu không đồng nhất và composite. Miền độ bền (dẻo) của vật liệu được xấp xĩ dựa trên kết quả phân tích giới hạn của phần tử đại diện RVE có cấu trúc vật liệu khác nhau.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 15142) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
N.P.D (NASATI)
thời gian, văn cảnh, nghiên cứu, đại học, quốc tế, thực hiện, phương pháp, trực tiếp, phân tích, trạng thái, giới hạn, kết cấu, vật liệu