Nghiên cứu yếu tố nguy cơ gánh nặng biến chứng, chẩn đoán, điều trị và dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu ở bệnh nhân phẫu thuật
Cập nhật vào: Thứ ba - 22/11/2022 13:44 Cỡ chữ
Tỷ lệ bệnh thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch cho thấy rất cao đến 40 - 60% theo các báo cáo nghiên cứu dịch tễ không những ở những nước phương Tây và ngay cả những nước Á Châu. Các biến chứng của thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch được biết là rất nguy hiểm như thuyên tắc phổi dễ dẫn đến tử vong, ngoài ra huyết khối tĩnh mạch sâu cũng có gây một số biến chứng tại chỗ.
Các phẫu thuật chỉnh hình như phẫu thuật thay toàn bộ khớp háng và thay toàn bộ khớp gối thường đi kèm với các tiến trình tiền huyết khối. Các biến cố này là các thành phần trong tam giác Virchow bao gồm: ứ trệ tĩnh mạch, tổn thương nội mô, và tăng tính đông máu. Các nghiên cứu về sự hình thành các cục máu đông trong thời gian phẫu thuật đã phát hiện tác động đục ống tủy xương và cả xi măng đều làm gia tăng sự đông máu. Các ứ trệ tuần hoàn do bơm phồng garo kết hợp với tác dụng huyết học của xi măng xương có thể gây tăng tần suất xuất hiện huyết khối tĩnh mạch sau mổ khớp háng và khớp gối. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Geerts WH và cộng sự (2008) đã cho thấy tần suất hiện mắc Hối khuyết tĩnh mạch sâu (HKTMS) không có triệu chứng trên người bệnh đại phẫu thuật khớp háng và khớp gối là từ 40-60% và HKTMS có triệu chứng thì thấp hơn nhiều (2-5%).
Tại Việt Nam, tỷ lệ người bệnh phẫu thuật ngày càng gia tăng đặc biệt ở các bệnh viện trung ương tuyến cuối. Tuy nhiên, các nghiên cứu về huyết khối tĩnh mạch ở Việt Nam hiện nay mới chỉ tập chung mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của huyết khối tĩnh mạch sâu trên cỡ mẫu nhỏ mà chưa có một nghiên cứu nào khái quát về tình hình mắc huyết khối trên người bệnh phẫu thuật. Xuất phát từ thực tiễn đó, Cơ quan chủ trì Trường Đại học Y Hà Nội cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài PGS.TS Bùi Mỹ Hạnh thực hiện “Nghiên cứu yếu tố nguy cơ gánh nặng biến chứng, chẩn đoán, điều trị và dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu ở bệnh nhân phẫu thuật” với mục tiêu: Xác định tần suất, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, một số yếu tố nguy cơ và gánh nặng biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu ở người bệnh phẫu thuật; Xây dựng quy trình chẩn đoán, điều trị dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu ở người bệnh phẫu thuật; Đánh giá hiệu quả điều trị dự phòng HKTM sâu và đề xuất một số biện pháp dự phòng HKTM sâu ở người bệnh phẫu thuật.
Đã có bằng chứng cho thấy aspirin (100 mg 1 lần/ngày), warfarin (INR 1,5-2) và warfarin (INR 2-3) làm giảm đáng kể nguy cơ HKTM có triệu chứng so với giả dược. Tất cả thuốc NOAC với liều bao gồm trong mạng cũng giảm đáng kể nguy cơ HKTM có triệu chứng so với giả dược. Nguy cơ HKTM có triệu chứng thấp hơn đối với tất cả các thuốc NOAC với liều bao gồm trong mạng so với aspirin. Tuy nhiên, không có bằng chứng rõ ràng cho thấy nguy cơ HKTM có triệu chứng khác nhau giữa các can thiệp dùng thuốc NOAC và warfarin này, mặc dù hầu hết các so sánh được ước tính không chính xác. Không có bằng chứng rõ ràng cho thấy nguy cơ HKTM có triệu chứng khác nhau giữa các liều NOAC được cho phép, mặc dù những so sánh này được ước tính không chính xác.
Tất cả các so sánh về nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân với giả dược, ngoại trừ đối với aspirin (100 mg 1 lần/ngày), đã được ước tính không chính xác. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân thấp hơn đối với apixaban (5 mg 2 lần/ngày) so với giả dược. So sánh NOAC với aspirin được ước tính không chính xác, mặc dù có bằng chứng yếu cho thấy nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân thấp hơn với apixaban (5 mg 2 lần/ngày) so với aspirin. Không có bằng chứng cho thấy nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân khác nhau đối với NOAC so với warfarin (INR 2-3), mặc dù tất cả các so sánh ngoại trừ với dabigatran (150 mg 2 lần/ngày) đều không được ước tính chính xác. So sánh nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân giữa các NOAC với liều được cấp phép đã được ước tính không chính xác.
Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả sau:
Tần suất, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, một số yếu tố nguy cơ và gánh nặng biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu ở người bệnh phẫu thuật
Tỷ lệ người bệnh mới mắc HKTM ở bệnh nhân phẫu thuật là 1,1‰. Trong đó nữ (1,24‰) nhiều hơn nam (0,96‰). Nhóm tuổi hay gặp HKTM > 74 tuổi (2,11‰) và 61-74 tuổi (1,7‰). Các phẫu thuật chủ yếu hay gặp HKTMS là phẫu thuật mạch máu chiếm 24,42‰, tim ngực chiếm 2,19‰, bỏng chiếm 1,92‰ chấn thương chỉnh hình chiếm 1,36 ‰.
Phẫu thuật có số ngày nằm viện trung bình của người bệnh dài nhất là phẫu thuật tim ngực 18,94 ngày và ngắn nhất là phẫu thuật răng hàm mặt 3,21 ngày. Người bệnh phẫu thuật có huyết khối có thời gian nằm viện dài hơn người không bị huyết khối trung bình 2-4 ngày. Nhiều nhất là ở phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, ít nhất là ở phẫu thuật tiêu hóa.
Quy trình chẩn đoán, điều trị dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu ở người bệnh phẫu thuật
20.400 tài liệu tiếng anh và tiếng việt liên quan đến xây dựng quy trình chẩn đoán HKTM bằng cách sử dụng công cụ tìm kiếm như pubmed, scopus, cochrane. Trong đó có 77 tài liệu đáp ứng được các tiêu chí đưa ra. Nghiên cứu tiếp tục sử dụng công cụ Newcastle-Ottawa-Scale (NOS) và kỹ thuật Delphi để đánh giá và tổng hợp đưa ra quy trình chẩn đoán HKTMS và TMP ở người bệnh phẫu thuật phù hợp nhất.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 17690/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
Đ.T.V (NASATI)