Nghiên cứu ứng dụng Robot trong phẫu thuật nội soi điều trị một số bệnh ở trẻ em
Cập nhật vào: Thứ ba - 07/09/2021 11:38 Cỡ chữ
Phẫu thuật nội soi kinh điển dùng 3 trocar hoặc nhiều hơn đặt vào các vị trí khác nhau ở thành bụng hoặc thành ngực để đưa camera và dụng cụ phẫu thuật vào thao tác. Tuy vậy phẫu thuật nội soi vẫn còn những hạn chế nhất định như: hiển thị hình ảnh 2D, hạn chế cử động của dụng cụ, tư thế mổ dễ gây mệt mỏi cho phẫu thuật viên và người phụ mổ, tầm nhìn của phẫu thuật viên phải phụ thuộc vào người cầm camera, thời gian học mổ rất lâu… Phẫu thuật Robot ra đời đã làm tăng khả năng của phẫu thuật viên, làm giảm độ khó cũng như các biến chứng trong phẫu thuật nội soi (PTNS) vì nó giải quyết được các nhược điểm trên của phẫu thuật nội soi.
Năm 2001, PTNS Robot tạo van chống luồng trào ngược dạ dày thực quản theo kiểu Nissen cho một bệnh nhi được thực hiện thành công bởi Meininger và cộng sự. Đây được coi là ca PTNS Robot đầu tiên trên bệnh nhân nhi. Hiện nay, nhiều PTNS Robot ở trẻ em đã được tiến hành thành công như phẫu thuật điều trị nang ống mật chủ, phình đại tràng bẩm sinh, thận ứ nước, cắt các khối u ổ bụng và trong lồng ngực…Tuy nhiên ở trẻ em lại có các yếu tố khó khăn hơn như khoảng không gian thao tác chật hẹp hơn, các trocar, cánh tay robot là tối ưu cho người lớn lại trở thành quá 2 cỡ cho trẻ em. PTNS robot thực hiện nhiều ở người lớn (với cắt u phì đại tiền liệt tuyến, cắt khối u bụng,..) tuy nhiên ở trẻ em tại Việt Nam chưa có trung tâm nào ứng dụng kỹ thuật này. Báo cáo về PTNS Robot ở Việt Nam còn chưa có, do vậy xuất phát từ thực tế trên, từ năm 2015 đến năm 2018, nhóm nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Sức khỏe trẻ em do GS.TS. Lê Thanh Hải làm chủ nhiệm, đã thực hiện đề tài"Nghiên cứu ứng dụng Robot trong phẫu thuật nội soi điều trị một số bệnh ở trẻ em".
Đề tài có 2 mục tiêu nghiên cứu là xây dựng chỉ định và qui trình kỹ thuật ứng dụng PTNS robot trong điều trị một số bệnh ở trẻ em gồm bệnh nang ống mật chủ, bệnh phình đại tràng bẩm sinh, bệnh thận ứ nước và các bệnh lý lồng ngực có cắt phổi; đánh giá kết quả ứng dụng PTNS robot trong điều trị các bệnh lý trên.
PTNS Robot là phương pháp mới hiện đại, với việc sử dụng các cánh tay Robot là một phương tiện trong phẫu tích và làm các miệng nối. Khớp quay 183 Robot linh hoạt, quay 540 độ, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho phẫu tích và đặc biệt làm các miệng nối ở vị trí sâu, hình ảnh 3D tái hiện lại phẫu trường hoàn hảo như khi mổ mở, tư thế mổ thoải mái cho phẫu thuật viên cũng như người phụ. Đặc biệt, có thể kết nối dễ dàng để phẫu thuật từ xa, phù hợp trong thời đại công nghệ 4.0 hiện tại, phù hợp với xu thế telemedicine (y học từ xa) phổ biến tại các trung tâm y học lớn. Thời gian học mổ ngắn hơn so với PTNS thông thường. Tuy nhiên, PTNS còn bộc lộ một số hạn chế nhất định: chi phí cho PTNS Robot còn cao (đặc biệt với một nước đang phát triển như Việt Nam). Hơn nữa, PTNS Robot còn khó khăn trong việc tiếp cận phẫu thuật đối với các bệnh nhân nhỏ, đặc biệt ở lứa tuổi sơ sinh, do vậy cần cẩn thận khi lựa chọn bệnh nhân.
Kết quả ứng dụng PTNS robot trong điều trị một số bệnh ở trẻ em gồm bệnh nang ống mật chủ, bệnh phình đại tràng bẩm sinh, bệnh thận ứ nước và các bệnh lý lồng ngực có cắt phổi, cho kết quả khả quan.
Đối với bệnh nang ống mật chủ
1. Xây dựng quy trình điều trị nang ống mật chủ bằng phương pháp phẫu thuật nội soi robot
- Tuổi: Từ 5 tháng - 16 tuổi, giới nam và nữ, cân nặng > 6kg.
- Nang ống mật chủ (NOMC) đơn thuần hay nang OMC kết hợp với giãn đường mật trong gan (nang đường mật loại I và loại IVa), kích thước nang OMC >10mm trên siêu âm.
- Không có tiền sử mổ bụng cũ
- Không có các biến chứng của NOMC : hoại tử thủng, viêm phúc mạc mật, viêm tụy cấp, viêm mật cấp, ung thư
2. Kết quả PTNS Robot điều trị NOMC
PTNS Robot có thể ứng dụng an toàn, khả thi trong điều trị u nang ống mật chủ cho các trường hợp:
Bệnh nhân từ 5 - 120 tháng tuổi (10 tuổi) với tuổi trung bình: 47.3 tháng,
Bệnh nhân từ 6.5 - 24.5 kg , cân nặng trung bình: 14.1kg,
Kích thước nang: 14-70mm, kích thước trung bình : 41mm
Thời gian mổ trung bình: 177.3 (135 - 250 phút).
Tỷ lệ thành công: 29/30 ~ (96,7 %) .
PTNS Robot là phương pháp điều trị hiệu quả: Thời gian nằm viện ngắn (5 ngày). Không có biến chứng trong và sau mổ. Có 1 bệnh nhân bị viêm dạ dày phải điều trị nội khoa . Hiện ổn định.
Kết quả mổ tốt: 88,9 %.
Đối với các bệnh lý bẩm sinh hay mắc phải của phổi
1. Xây dựng qui trình phẫu thuật nội soi robot cắt phổi ở trẻ em với các trường hợp:
Chỉ định các tổn thương bệnh lí bẩm sinh hay mắc phải của phổi cần cắt bỏ như: dị dạng nang tuyến bẩm sinh phổi, ứ khí thùy phổi bẩm sinh, phổi biệt 185 lập, u nguyên bào phổi, màng phổi. Giãn phế quản, tổn thương mạn tính phổi cần loại bỏ, u phổi, các khối đặc có kích thước nhỏ hơn 1/2 chiều ngang ngực...
- Cân nặng từ 8 kg trở lên.
- Bệnh nhân có thê gây mê thông khí một phổi.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi robot cắt phổi ở trẻ em:
- Cân nặng từ 8 kg, cân nặng: 16 (8.5- .45)kg
- Độ tuổi : 57.6 (10.7 - 168.3) tháng.
- Các khối đặc dưới 1/2 chiều ngang ngực..
- Tỷ lệ thành công 30/30 = 100% ( không có trường hợp nào chuyển mổ mở)
- Thời gian phẫu thuật trung vị là 157.5 (35 - 335) phút.
- Không có chuyển kĩ thuật mổ
- Thời gian thở máy sau mổ trung vị 2.8 (0 - 24) giờ.
- Thời gian lưu dẫn lưu ngực trung vị 2.4 (1 - 8) ngày.
- Thời gian nằm viện : 6 (3 - 25) ngày.
- Biến chứng chảy máu, tràn khí : 6.7% điều trị nội khoa có kết quả.
- 100% bệnh nhân phục hồi chức năng hô hấp, hình thái ngực sau mổ.
Đề tài có ý nghĩa khoa học lớn, đóng góp vào sự phát triển lý thuyết và thực tiễn của chuyên ngành phẫu thuật Nhi Việt Nam nói riêng và chuyên ngành Ngoại khoa nói chung. Thực hiện thành công đề tài này sẽ là cơ sở để tiếp tục nghiên cứu phát triển ứng dụng PTNS robot vào các bệnh lý khác ở trẻ em.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 16263/2019) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
N.P.D (NASATI)