Nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài, đa dạng di truyền và tìm kiếm hoạt chất sinh học các loài trong họ tiết dê (Menispermaceae) ở Việt Nam
Cập nhật vào: Thứ năm - 25/11/2021 15:09 Cỡ chữ
Từ năm 2016 đến năm 2019, TS. Vũ Tiến Chính cùng nhóm nghiên cứu tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài, đa dạng di truyền và tìm kiếm hoạt chất sinh học các loài trong họ tiết dê (Menispermaceae) ở Việt Nam”.
Đề tài nhằm thực hiện ba mục tiêu sau: điều tra, nghiên cứu đa dạng oài của họ Tiết dê Miền Bắc, Miền Trung và Tây Nguyên, Việt Nam dựa trên khảo sát thực địa, so sánh mẫu bảo tàng, phân tích đặc điểm hình thái; xây dựng cơ sở dữ liệu di truyền, hỗ trợ xác định các loài mới bằng sinh học phân tử; và phân tích hoạt tính sinh học của một số loài làm cơ sở khoa học cho việc định hướng khả năng ứng dụng làm thuốc của chúng.
Sau ba năm nghiên cứu, đề tài đã thu được các kết quả sau:
- Đã nghiên cứu tổng quan tài liệu trong và ngoài nước các loài trong họ Tiết dê (Menispermaceae) trên thế giới và Việt Nam.
- Đã lựa chọn hệ thống thích hợp để sắp xếp các chi oài trong họ Tiết dê Việt Nam.
- Đã nghiên cứ các mẫu vật tại các bảo tàng trong và ngoài nước và đưa ra các loài có ở Việt Nam.
- Đã công bố 1 loài mới cho khoa học và 2 loài bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam.
- Đã nghiên cứu thành phần hóa học của oài Stephania rotunda L ở Việt Nam
- Đã xác định được trình tự nucleotide vùng gen rbcL của 6 loài Bình vôi nghiên cứu với kích thước dao động từ 519 đến 576 bp.
- Đã so sánh trình tự nucleotide của 6 loài Bình vôi nghiên cứu với các trình tự trên Genbank trong cùng chi Stephania đã chỉ ra loài S. japonica có 2 vị trí nucleotide sai khác so với trình trình tự KM895886 S. japonica; và không có vị trí khác biệt nucleotide đặc trưng nào khi so sánh giữa oài S. rotunda nghiên cứu với trình tự FJ026509 S. rotunda trên Genbank.
- Cây phát sinh chủng loại giữa các loài trong chi Stephania đã chỉ ra khả năng phân nhánh giữa các loài trong chi tương đối rõ, các trình tự nucleotide trong một loài đều nằm co cụm trong cùng một nhánh chính với giá trị bootstrap tại cái điểm đầu nút chính dao động từ 60 đến 94%. Trong đó, loài S. japonica var. discolor, loài S. polygona và loài S. japonica cùng các trình tự nucleotide cùng loài hình thành nhánh tiến hóa riêng; loài S. rotunda và FJ026509 S. rotunda hình thành một nhánh riêng; hai loài S. brevipes và Stephania sp. hình thành nhánh riêng.
Từ loài Stephania L. đã phân lập được rotundin cùng với rotundic acid và chuyển hóa rotundic acid thành dạng chloride của nó. Tiếp theo, dạng acyl chloride này được sử dụng làm tác nhân cho phản ứng acyl hóa với dẫn xuất azazerumbone của zerumbone phân lập từ cây gứng gió gingerbe zerumbet với mục đích Nghiên cứu thành phần hóa học và chuyển hóa các hợp chất trong loài Stephania polygona.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 16836/2019) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
N.P.D (NASATI)