Nghiên cứu, đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong bối cảnh thực thi cam kết về lao động và công đoàn trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
Cập nhật vào: Thứ năm - 13/10/2022 01:09 Cỡ chữ
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là FTA tự do thế hệ mới đầu tiên Việt Nam tham gia đàm phán có riêng một Chương riêng về lao động và công đoàn trong thương mại. Nội dung các điều khoản về lao động trong CPTPP cũng là các tiêu chuẩn lao động cơ bản theo các công ước cơ bản của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và theo Tuyên bố của ILO.
Tuyên bố năm 1998 của ILO khẳng định 04 nhóm quyền và nguyên tắc cơ bản gồm: (1) Tự do hiệp hội và quyền thương lượng tập thể; (2) Xóa bỏ mọi hình thức lao động cưỡng bức và lao động bắt buộc; (3) Xóa bỏ có hiệu quả lao động trẻ em; (4) Xóa bỏ phân biệt đối xử trong công việc.
Đối chiếu với pháp luật về lao động của Việt Nam, còn một số bất cập: (i) Chưa đáp ứng được quyền tự do tổ chức và gia nhập các tổ chức của người lao động; (ii) Chưa đáp ứng được quyền hưởng sự bảo vệ thích đáng trước mọi hành vi phân biệt đối xử; (iii) Chưa đáp ứng hoàn toàn quyền đình công của người lao động... Chính vì vậy, năm 2020, các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương đã lựa chọn thực hiện Đề tài “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong bối cảnh thực thi cam kết về lao động và công đoàn trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)” nhằm đưa ra những cảnh báo sớm về khả năng các quốc gia thành viên CPTPP có thể viện dẫn các cam kết lao động công đoàn để xây dựng các biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm tận dụng tốt những cơ hội và hạn chế được tối đa những thách thức trong quá trình thực thi các cam kết về lao động và công đoàn trong CPTPP nhằm phát triển xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam là có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Đề tài do TS. Lê Huy Khôi làm chủ nhiệm.
Trong số những Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, thì Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên Việt Nam tham gia đàm phán có hẳn một Chương riêng về lao động và công đoàn trong thương mại. Nội dung các điều khoản về lao động trong hiệp định này cũng là các tiêu chuẩn lao động cơ bản theo các công ước cơ bản của ILO và theo Tuyên bố của ILO về nguyên tắc cơ bản và các quyền tại nơi làm việc năm 1998.
Tuyên bố năm 1998 của ILO khẳng định 04 nhóm quyền và nguyên tắc cơ bản tại nơi làm việc (được gọi là tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản) gồm: (1) Tự do hiệp hội và quyền thương lượng tập thể; (2) Xóa bỏ mọi hình thức lao động cưỡng bức và lao động bắt buộc; (3) Xóa bỏ có hiệu quả lao động trẻ em; (4) Xóa bỏ phân biệt đối xử trong công việc.
Tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản được nhận định là có thể thay đổi từ nước này sang nước khác tùy thuộc vào giai đoạn của phát triển, thu nhập bình quân đầu người...Các quốc gia thông qua các phương pháp khác nhau để thực hiện các quy định về tiêu chuẩn lao động trong các hiệp định thương mại.
Để đảm bảo thực thi các cam kết CPTPP, trong đó có cam kết về lao động công đoàn, Việt Nam đã rà soát và hoàn thiện rất nhiều về mặt thể chế nhằm đảm bảo phù hợp và tuân thủ nghiêm túc các cam kết này. Tuy nhiên, việc rà soát và hoàn thiện vẫn còn chưa thực sự đầy đủ. Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp vẫn chưa thật sự ý thức được quyền và lợi ích của mình khi thực thi các cam kết, ngoài ra do trình độ phát triển còn thấp nên khả năng đáp ứng được tuyệt đối những cam kết này là rất khó khăn. Do vậy, để có được những nhìn nhận, cảnh báo sớm về khả năng các nước thành viên trong CPTPP có thể sử dụng các điều khoản trong cam kết về lao động và công đoàn trong việc xây dựng các rào cản kỹ thuật nhằm hạn chế nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam là hiện hữu và có thể sảy ra bất kỳ khi nào.
Nội dung của đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá tác động của các cam kết về lao động và công đoàn trong CPTPP đối với xuất khẩu dệt may của Việt Nam; đánh giá tình hình đáp ứng các điều kiện, yêu cầu từ hoàn thiện thể chế pháp lý của Nhà nước đến tình hình tuân thủ và khả năng đáp ứng các điều kiện của doanh nghiệp; đưa ra những dự báo về khả năng áp dụng các rào cản kỹ thuật dựa trên các cam kết về lao động công đoàn để từ đó đưa ra những giải pháp tận dụng tốt những cơ hội và hạn chế được tối đa những thách thức trong quá trình thực thi các cam kết về lao động và công đoàn trong CPTPP nhằm phát triển xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong thời gian tới.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 17621/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
N.P.D (NASATI)