Nghiên cứu, đề xuất giải pháp hợp tác quốc tế nhằm hỗ trợ việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc về tài nguyên và môi trường giai đoạn 2015-2030
Cập nhật vào: Thứ năm - 14/09/2023 11:02 Cỡ chữ
Phát triển bền vững đang là mối quan tâm trên phạm vi toàn cầu. Phát triển bền vững không chỉ đơn thuần là quá trình phát triển kinh tế, là sự gia tăng về quy mô sản ượng mà còn là phát triển mang tính bền vững, bảo đảm sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế, xã hội và sự cân bằng của môi trường sinh thái. Hiện nay, phát triển bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong thời gian gần đây, vấn đề phát triển bền vững đã được đề cập ở nhiều hội nghị khu vực và thế giới đồng thời được triển khai nghiên cứu ở nhiều quốc gia.
Việt Nam cùng với nhiều quốc gia khác trên thế giới đã trải qua chặng đường 15 năm thực hiện Tuyên bố Thiên niên kỷ và các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs). Kết quả đánh giá trên toàn cầu cho thấy, ba trong số tám mục tiêu phát triển thiên niên kỷ - về đói nghèo, các khu ổ chuột và nước - đã được đáp ứng trước thời hạn năm 2015, còn lại nhiều mục tiêu MDGs vẫn chưa đạt được.
Để tiếp tục thực hiện những công việc chưa hoàn thành của MDGs và các ưu tiên mới về phát triển bền vững toàn cầu, Hội nghị Liên hợp quốc về Phát triển bền vững (Rio +20) tại Rio de Janeiro vào tháng 6 năm 2012 đã đưa ra một thỏa thuận về khởi động quá trình phát triển một tập hợp các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu (SDGs). Ngày 25 tháng 9 năm 2015, Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về phát triển bền vững đã thông qua tại văn kiện “Chuyển đổi thế giới của chúng ta: Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững” với 17 mục tiêu và 169 mục tiêu cụ thể về phát triển bền vững, trong đó, vấn đề tài nguyên, môi trường và biến đổi khí hậu tiếp tục là các ưu tiên.
Xuất phát từ thực tiễn trên, Cơ quan chủ trì Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài TS. Đoàn Thị Xuân Hương thực hiện “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp hợp tác quốc tế nhằm hỗ trợ việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc về tài nguyên và môi trường giai đoạn 2015-2030” với mục tiêu đúc kết thực tiễn, kinh nghiệm của quốc tế về hợp tác quốc tế trong thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs); Đánh giá được hiện trạng và tiềm năng về HTQT của Việt Nam trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của LHQ về TN&MT. Xác định được các cơ hội và thách thức về HTQT đối với Việt Nam trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của LHQ về TN&MT.
Việt Nam là một trong năm quốc gia dễ bị ảnh hưởng nhất bởi BĐKH. BĐKH sẽ tác động mạnh mẽ không chỉ trong sự gia tăng tính bất ổn của khí hậu mà còn trong cường độ và tần suất của những hiện tượng khí hậu cực đoan. Nhiệt độ trung bình tại Việt Nam tăng 0,26°C mỗi thập kỷ kể từ năm 1971, tức là cao gấp đôi so với tốc độ tăng bình quân trên toàn cầu. Theo xu thế hiện nay, nhiệt độ trung bình hàng năm vào năm 2040 sẽ cao hơn 0,6 đến 1,2°C so với giai đoạn 1980-1999 (tùy từng địa phương). Kết quả dự báo cho thấy các đợt nóng, lạnh sẽ tăng cường và mực nước biển sẽ dâng thêm 28-33 cm tại các vùng biển của Việt Nam. Biến thiên lượng mưa giữa các mùa dự báo cũng sẽ tăng, mùa mưa sẽ mưa nhiều hơn và mùa khô sẽ khô hơn. Mưa lớn và lũ lụt sẽ xảy ra thường xuyên hơn, nhất là tại phía Bắc, bao gồm cả Hà Nội. Tại vùng núi nguy cơ sạt lở đất sẽ tăng. Quỹ đạo bão đã dịch chuyển dần xuống phía Nam trong vòng 5 thập kỷ qua. Nếu xu thế này cứ tiếp diễn, TP. Hồ Chí Minh sẽ chịu rủi ro lớn hơn từ những tác động trực tiếp. Những rủi ro khác có thể xẩy ra như xói lở bờ biển và xâm thực mặn cũng sẽ tăng lên trong thời gian tới. BĐKH tác động đến những yếu tố cơ bản của đời sống con người như nước, lương thực, năng lượng, sức khỏe và môi trường. Tại Việt Nam, tất cả các ngành, vùng đều bị tổn thương do thiên tai gia tăng. Xét về khía cạnh khu vực, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đồng bằng sông Hồng, khu vực ven biển miền trung là các vùng dễ bị tổn thương nhất. Hàng triệu người có thể phải lâm vào nạn đói, thiếu nước, ngập lụt tại vùng đồng bằng và ven biển do nhiệt độ tăng và nước biển dâng. Trên phương diện kinh tế, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, năng lượng và giao thông vận tải là những lĩnh vực chịu tác động mạnh mẽ nhất. Nông nghiệp, nhất là sản xuất lúa, dự kiến sẽ bị ảnh hưởng mạnh, trong đó vùng ĐBSCL bị tác động nghiêm trọng nhất. Tại đó, nhiều diện tích đất chỉ cao hơn mặt nước biển có 2m. BĐKH có thể làm giảm sản lượng gạo từ 03 đến 09 triệu tấn vào năm 2050, còn các diện tích chuyên canh cà phê năng suất cao có thể không còn phù hợp nữa. Hệ sinh thái biển của Việt Nam cũng sẽ bị tác động nghiêm trọng. Tác động của BĐKH cũng sẽ để lại những hệ quả tiêu cực về sức khoẻ như các bệnh truyền nhiễm do nước, truyền nhiễm qua vật chủ trung gian, các bệnh tiêu chảy. Lũ lụt sẽ làm cho rủi ro đó trở nên nghiêm trọng hơn. Người nghèo và người cao tuổi đặc biệt dễ bị tổn thương bởi những đợt nóng khắc nghiệt, nhất là khi dân số cao tuổi ở Việt Nam đang tăng nhanh.
Là thành viên Liên Hợp Quốc, Việt Nam cam kết tập trung mọi nguồn lực, huy động tất cả các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, cộng đồng và người dân để thực hiện thành công Chương trình nghị sự 2030 và tất cả các Mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu.
Kế hoạch hành động thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030 của ngành TN&MT với mục tiêu tổng quát “Thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến 2030 của ngành TN&MMT được quy định tại Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững; hướng tới ngăn chặn, đẩy lùi xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường; quản lý bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; chủ động ứng phó với BĐKH” (tại Quyết định 3756/QĐ-BTNMT ngày 13 tháng 12 năm 2018 của Bộ TN&MT).
Hợp tác quốc tế về TN&MT là một trong những nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường và là giải pháp quan trọng trong các chiến ược, kế hoạch hành động quốc gia về môi trường. Trong hơn 20 năm qua, hợp tác quốc tế về TN&MT đã hình thành và phát triển mạnh mẽ, đóng góp tích cực cho thành công chung của các hoạt động BVMT ở nước ta.
Mặc dù có những thuận lợi về chủ trương, thành tựu của giai đoạn trước cũng như quan tâm của các đối tác phát triển, HTQT về TN&MT giai đoạn tới đòi hỏi những nỗ lực đặc biệt nhằm vượt qua các thách thức, đáp ứng được yêu cầu hội nhập.
Để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả HTQT về TN&MT trong thời gian tới, chúng ta cần thay đổi tư duy về hợp tác quốc tế, chuyển từ quan niệm thụ động tiếp nhận viện trợ sang chủ động hội nhập, sẵn sàng cùng tham gia, chia 25 sẻ trách nhiệm và quyền lợi. Tăng cường đầu tư tài ực và nhân lực cho hợp tác quốc tế về TN&MT; bố trí kinh phí để thực hiện các sáng kiến, các sự kiện do Việt Nam chủ trì, tiến tới cử đại diện Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế về TN&MT. Xây dựng chiến ược HTQT của ngành; xác định các định hướng hợp tác chiến ược, tập trung vào những vấn đề vừa giải quyết nhu cầu trong nước vừa đóng góp giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu và khu vực, nhất là chú trọng những vấn đề mới mà Việt Nam có lợi thế hiện nay.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 18753/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
Đ.T.V (NASATI)