Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước trong hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải
Cập nhật vào: Thứ năm - 08/10/2020 23:12 Cỡ chữ
Bắc Hưng Hải là HTTL lớn nhất vùng Đồng bằng sông Hồng, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng, song chất lượng nước trong HTTL Bắc Hưng Hải ngày càng gia tăng cả về phạm vi và mức độ. Công tác quản lý vận hành tưới tiêu còn nhiều bất cập do có nhiều cấp, nhiều địa phương cùng quản lý dẫn đến chưa có sự phối hợp, điều tiết trong vận hành các công trình tiêu nước thải, đặc biệt đối với các công trình tiêu nước thải với công suất lớn.
Ngành thủy lợi được giao nhiệm vụ vận hành HTTL để phục vụ tưới tiêu nhưng lại chưa được giao trách nhiệm cũng như chưa đủ năng lực để kiểm soát các nguồn thải vào HTTL. Trong khi việc xử lý các nguồn thải thuộc trách nhiệm của ngành Tài nguyên và Môi trường và việc thực hiện còn nhiều rào cản, chưa thể giải quyết được.
Từ những phân tích nêu trên, đề tài “Nghiên cứu các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước trong hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải” sẽ đặt ra mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm nước thông qua thực hiện các giải pháp đề xuất của đề tài phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững. Do nhóm nghiên cứu gồm cơ quan chủ trì Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài PGS. TS. Vũ Thị Thanh Hương thực hiện đề tài.
Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:
- Đã tổng hợp số liệu quan trắc, đánh giá được diễn chất lượng nước trong hệ thống thủy lợi (HTTL) Bắc Hưng Hải từ 2005 đến 2016, sau hơn 10 năm, hàm lượng COD tăng 8,6 lần, NH4 + tăng 2,48 lần; PO4 3- tăng 4,15 lần và Coliform tăng 91,6 lần. Số vị trí bị ô nhiễm nghiêm trong tăng từ 4 vị trí năm. Số vị trí bị ô nhiễm nghiêm trong tăng từ 4 vị trí năm 2005 lên 26 vị trí năm 2016. Các chỉ tiêu kim loại nặng (As, Cd, Pb, Cr) chƣa vƣợt TCCP nhưng có chiều hướng gia tăng qua các năm.
- Đã xác định được danh mục các kênh, mương ô nhiễm gồm: 19/83 kênh, mương bị ô nhiễm nghiêm trọng; 21/83 kênh, mương bị ô nhiễm nặng; 23/83 kênh, mương bị ô nhiễm trung bình; 20/83 kênh, mương bị ô nhiễm nhẹ.
- Đã xác định được vùng bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm nước trong CTTL Bắc Hưng Hải gồm: Khu vực bị ảnh hưởng bởi kênh mương ô nhiễm nghiêm trọng bao gồm 90/385 xã (chiếm 23,5%). Khu vực bị ảnh hưởng bởi kênh mương ô nhiễm nặng bao gồm 82/3853 xã (chiếm 21,41%).
- Khối lượng nước thải xả vào HTTL Bắc Hưng Hải tăng từ 294 ngàn m3 năm 2007 lên 453 ngàn m3 vào năm 2017, tăng 154% (trung bình mỗi năm tăng 15,4%). Chiểm tỷ trọng cao nhất là nước thải sinh hoạt 58,47%, tiếp đến là nước thải công nghiệp và các cơ sở SXKD 25,72%, nước thải chăn nuôi 12,02%, nước thải làng nghề 2,65%, nước thải y tế 1,14%.
- Tình trạng xử lý nước thải không được cải thiện nhiều, năm 2007 tỷ lệ nước thải được xử lý khoảng 9,4% đến 2017, tăng lên 21,95%, tăng 12,55% (trung bình mỗi năm tăng 1,25%). Mới chỉ có khoảng 4,91% nước thải sinh hoạt được xử lý và gần 100% nước thải làng nghệ, nước thải của các cơ sở SXKD chưa được xử lý.
- Đã xác định được danh mục các nguồn gây ô nhiễm nước trong HTTL Bắc Hưng Hải bao gồm: 18 nguồn thải công nghiệp tổng khối lượng xả thải là 27.344 m 3 /ngày.đêm; 02 làng nghề với khối lƣợng xả thải ước tính khoảng 2.100 m3/ngày.đêm; 46 khu dân cư với khối lượng xả thải ước tính khoảng 66.540,61 m3/ngày.đêm; 86 khu chăn nuôi với khối lượng nước thải ước tính khoảng 29.653,864 m3/ngày.đêm.
- Đối với vụ mùa: Vận hành tưới thực tế từ tháng 8 đến tháng 10 cơ bản theo qui trình vận hành đã được Bộ ban hành. Do ảnh hưởng của mưa, bão nên việc vận hành hệ thống trong thời gian này chủ yếu thực hiện theo phương án phòng chống bão và điều tiết phòng lũ.. Do đó nguồn nƣớc trong hệ thống thời gian này ở một số vị trí có thể ô nhiễm hơn so với các tháng trong vụ khô.
- Đối với vụ xuân: Vận hành tưới tiêu thực tế thường phải điều chỉnh so với qui trình của Bộ ban hành do mực nước ở cống Xuân Quan thường xuyên xuống thấp hơn so với mực nước thiết kế và thấp hơn trung bình của nhiều năm (TBNN). Để đảm bảo đủ nước tưới, Công ty Bắc Hưng Hải phải tăng cường lấy nước ngược từ sông Thái Bình và sông Luộc qua cống Cầu Xe và An Thổ. Bên cạnh đó, Công ty BHH phải thực hiện các biện pháp trữ nước trên kênh, vào những thời điểm phải đóng cống Xuân Quan và cống Cầu Xe, An Thổ để trữ nước, CTTL Bắc Hưng Hải như 1 ao tù, chất thải không được lưu thông làm cho mức độ ô nhiễm nước tăng cao.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 15822/2019) tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.
Đ.T.V (NASATI)