Nghiên cứu đánh giá tác động của ngành ICT tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2010-2018 và dự báo tới 2025
Cập nhật vào: Thứ tư - 24/11/2021 14:57 Cỡ chữ
Trong khoảng 3 thập kỷ qua, nền kinh tế thế giới đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). ICT gắn liền với nhiều khái niệm kinh tế mới như kinh tế, số kinh tế tri thức, kinh tế mới và mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng kết nối. Ảnh hưởng của ICT tới nền kinh tế đã được lý giải thông qua nhiều lý thuyết, chẳng hạn lý thuyết về khuôn mẫu công nghệ (Technological Paradigm), lý thuyết công nghệ mang mục đích chung (General Purposed Technology). Nhiều nghiên cứu định lượng đã được thực hiện để đo lường ảnh hưởng cũng như mối quan hệ nhân quả giữa ICT tới phát triển kinh tế nhằm đưa ra những chính sách phát triển ICT cho phát triển kinh tế phù hợp.
Mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng của ICT tới tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu các nước trong nhiều năm gần đây. Ở cấp độ quốc gia, các nghiên cứu đánh giá tác động của ICT tới tăng trưởng kinh tế có thể được chia thành 2 nhánh theo phương pháp nghiên cứu lựa chọn.
Nhánh nghiên cứu thứ nhất sử dụng phương pháp hạch toán tăng trưởng (growth accounting) để đánh giá đóng góp của đầu tư vào ICT tới tăng trưởng GDP. Các nghiên cứu có thể kể ra gồm Oliner và Sichel (2002), Jorgenson và Stiroh (2003) cho Mỹ, Oulton (2002) cho Anh, Jalava và Pohjola (2002) cho Phần Lan, Colecchia và Schreyer (2002), Jorgenson và Motohashi (2005) cho Nhật Bản, Jorgenson (2003) cho các nền kinh tế G7, Jorgenson và Vu (2010) cho 110 quốc gia, Vu (2011), Gonzalez-Sanchez (2012), Vincenzo (2012) cho các nước EU. Ưu điểm của phương pháp hạch toán tăng trưởng là phân tích được đóng góp của ICT cũng như các nhân tố ảnh hưởng khác tới tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động một cách cụ thể cho tổng thể nền kinh tế, tránh được các hạn chế về dữ liệu theo thời gian do số năm quan sát phát triển ICT không nhiều. Để tính toán hệ số đóng góp của các nhân tố, các nghiên cứu có thể dử dụng cách tiếp cận phi tham số (non-parametric) hoặc cách tiếp cận tham số (parametric). Cách tiếp cận phi tham số xác định các hệ số đóng góp dựa trên tỷ lệ 8 đóng góp trong tổng giá trị gia tăng. Cách tiếp cận tham số ước lượng các hệ số đóng góp thông qua kỹ thuật kinh tế lượng. Cách tiếp cận phi tham số phải dựa trên một số giả định khá chặt về công nghệ sản xuất (lợi suất không thay đổi theo quy mô- constant returns to scale), hành vi doanh nghiệp (tối đa hóa lợi nhuận) và đặc điểm của tiến trình công nghệ (tiến bộ kỹ thuật trung tính- Hicksian neutrality). Cách tiếp cận tham số không buộc phải dựa trên các giả định chặt chẽ như trên nhưng lại kém linh hoạt hơn do các hệ số đóng góp ước lượng được sẽ cố định, yêu cầu nhiều quan sát hơn để thực hiện và điều này nhiều trường hợp không khả thi đối với đánh giá tác động của ngành non trẻ như ICT.
Nhóm tác giả do Cơ quan chủ trì Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài TS. Đặng Thị Việt Đức thực hiện “Nghiên cứu đánh giá tác động của ngành ICT tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2010-2018 và dự báo tới 2025” với mục tiêu làm rõ tác động của ngành ICT tới tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động ở cấp vĩ mô- quốc gia và mức ngành bằng các phương pháp định lượng và dữ liệu tin cậy. Đây là nghiên cứu tiếp tục hướng nghiên cứu của nhóm thực hiện đề tài. Triển vọng sau đề tài này là tiếp tục triển khai đánh giá tác động của ngành ICT tới năng suất tổng hợp các yếu tố (TFP) của Việt Nam- đây là chỉ số thể hiện chất lượng tăng trưởng của một nền kinh tế. Việc đánh giá tác động của ICT tới nền kinh tế Việt Nam bằng các cách tiếp cận định lượng 9 khác nhau sẽ giúp so sánh và tăng cường tính tin cậy của kết quả cũng như nhìn nhận đóng góp của ICT một cách cụ thể hơn so với các phương pháp định tính.
Đề tài sử dụng khái niệm ngành ICT theo OECD (2017). Theo đó ngành ICT là ngành sản xuất hàng hóa và dịch vụ chủ yếu cho phép các chức năng xử lý thông tin và truyền thông bằng các phương tiện điện tử, bào gồm cả truyền tải và hiển thị (OECD 2017). Ở góc độ thống kê để tính toán và xác định các chỉ số kinh tế kỹ thuật ngành ICT, OECD trong phiên bản 4 năm 2017 cũng đưa ra định nghĩa và phân ngành ICT. Theo đó, ICT được phân chia thành 3 ngành chính, trong mỗi ngành có các ngành con gồm ngành sản xuất và thương mại ICT, ngành dịch vụ ICT, ngành truyền thông và nội dung.
Và phương pháp nghiên cứu định lượng. Cụ thể, đề tài sẽ dùng phương pháp hạch toán tăng trưởng (growth accounting) để đánh giá tác động của ngành ICT tới tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động Việt Nam, mô hình phân tích bảng đầu ra đầu vào I/O để để đánh giá tác động kinh tế của ngành ICT ở mức ngành, mô hình hồi quy kinh tế lượng để dự báo tác động của ICT tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Dữ liệu sử dụng thu thập từ nhiều nguồn, chủ yếu gồm Tổng cục Thống Kê, Bộ Thông tin và Truyền thông.
Sự phát triển công nghệ thông tin và truyền thông vẫn đang tiếp diễn không ngừng, hứa hẹn ảnh hưởng mạnh mẽ của ICT với các doanh nghiệp, thị trường và nền kinh tế trong tương lai. ICT cũng đƣợc xem là công nghệ giúp các quốc gia nhỏ, đang phát triển có tiềm năng về lực lượng lao động chất lượng cao có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước đang phát triển. Tuy vậy, việc có thể theo kịp và áp dụng các thành tựu mới của ICT cũng là thách thức mà các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách Việt Nam phải đối mặt.
Nghiên cứu đã đánh giá được một cách hệ thống tác động kinh tế của ICT tại Việt Nam ở mức độ vĩ mô tới tăng trưởng kinh tế và ở mức độ ngành tới sản xuất của các ngành khác của kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu đóng góp ở mấy điểm. Thứ nhất đã hệ thống hóa được các lý thuyết về tác động của ICT tới kinh tế, hệ thống hóa các phương pháp đánh giá tác động và tổng quan được các tác động kinh tế của ICT tại các quốc gia . Thứ hai, nghiên cứu phân tích ngành ICT Việt Nam thông qua các dữ liệu thống kê thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, gồm Tổng cục thống kê, Bộ Thông tin Truyền thông và quốc tế, từ đó có những so sánh vị thế giữa ngành ICT Việt Nam và các quốc gia khác; so sánh về sản lượng và đầu tư giữa ngành ICT và toàn nền kinh tế. Thứ ba, nghiên cứu đánh giá được tác động trực tiếp của các yếu tố đầu vào ngành ICT tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam sử dụng mô hình hạch toán tăng trưởng. Cùng với việc triển khai mô hình, nghiên cứu đóng góp quan trọng trong việc xử lý dữ liệu ngành ICT Việt Nam vốn thiếu và không đồng bộ Thứ tư, nghiên cứu đánh giá tác động gián tiếp, sức lan tỏa của ngành ICT tới các ngành kinh tế khác trong tổng thể nền kinh tế Việt Nam sử dụng phương pháp phân tích bảng I/O. Đây là phần định lƣợng quan trọng bổ sung cho đánh giá tác đọng trực tiếp sử dụng mô hình hạch toán tăng trưởng. Thứ năm, nghiên cứu dự phóng phát triển nền kinh tế và ngành ICT Việt Nam giai đoạn 2019-2025, từ đó dự báo tác động của ICT tới tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn tới.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của ICT tới nền kinh tế là hiện hữu. Mặc dù mức độ tác động trực tiếp còn hạn chế, tác động lan tỏa (tác động gián tiếp) của ngành ICT tới các ngành kinh tế là tốt hơn đáng kể so với các ngành kinh tế khác, từ đó có thể tăng tổng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, kết quả cũng chỉ ra ngành ICT Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu và tác động phía cung mạnh hơn phía cầu. Điều này sẽ làm giảm tác động lan tỏa của ngành ICT tới nền kinh tế. Từ các phân tích, nhận định, nghiên cứu cũng đưa ra một số khuyến nghị ban đầu về hướng phát triển ICT Việt Nam trong giai đoạn tới.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 16871/2019) tại Cục Thông tin KHCNQG.
Đ.T.V (NASATI)