Nghiên cứu, đánh giá rủi ro do lũ quét phục vụ công tác phõng chống và giảm nhẹ thiên tai cho các lưu vực sông miền núi áp dụng thí điểm cho lưu vực sông Ngàn Phố - Ngàn Sâu
Cập nhật vào: Thứ tư - 27/01/2021 04:17 Cỡ chữ
Trên thế giới, việc nghiên cứu đánh giá rủi ro do lũ và lũ quét diễn ra tương đối muộn. Các nghiên cứu tuy khác nhau về lựa chọn chỉ thị, phương pháp xác định rủi ro nhưng đều sử dụng phương pháp chỉ số bằng cách xác định trọng số các yếu tố cấu thành rủi ro. Cho đến nay vẫn chưa có một phương pháp chung có thể áp dụng cho tất cả các hệ thống lưu vực sông. Ngoài ra, do sự hạn chế trong xác định các chỉ thị hiểm họa, mức độ phơi bày trước hiểm họa, tính dễ bị tổn thươngnên kết quả đạt được có độ chính xác chưa cao. Đồng thời, việc đánh giá rủi ro do lũ quét trong bối cảnh biến đổi khí hậu và việc sử dụng đa dạng các chỉ thị về cả mặt tự nhiên và xã hội chưa được triển khai, thực hiện một cách đầy đủ và tích hợp.
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về đánh giá rủi rochủ yếu do lũ và một vài loại thiên tai khác. Các nghiên cứu trước đây về lũ quét thường tập trung đề xuất các giải pháp, như xây dựng bản đồ phân vùng lũ quét, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, v.v… nhưng việc đánh giá rủi rodo lũ quét chưa được nghiên cứu.
Bộ chỉ số đánh giá mức độ rủi ro do lũ quét cho các lưu vực sông miền núi được xây dựng trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu ở trong và ngoài nước, kết hợp với việc tham vấn chuyên gia để tạo ra bộ chỉ số đáng tin cậy, có tính ứng dụng cao đối với các lưu vực sông miền núi trên cả nước.
Đề tài đã thử nghiệm bộ chỉ số tại LVS Ngàn Phố - Ngàn Sâu, là khu vực khá điển hình về mặt vị trí (lịch sử xảy ra các trận lũ quét, đặc điểm địa hình địa mạo) và điều kiện kinh tế, xã hội (dân tộc thiểu số, sống phụ thuộc vào nông lâm nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo cao), đồng thờilà nơi có số liệu thống kê về kinh tế, xã hội và thiệt hại thiên tai tương đối đầy đủ.
Đánh giá rủi ro giúp xác định được biện pháp giảm thiểu tiềm năng xảy ra rủi ro do lũ quét. Tích hợp với các quá trìnhkế hoạch phát triển, có thể xác định được các hành động cần thiết nhằm đáp ứng được cả yêu cầu phát triển và giảm thiểu rủi ro. Vì các lý do trên, việc nghiên cứu, đánh giá rủi ro do lũ quét là cần thiết và có ý nghĩa khoa học, thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả phục vụ của ngành khí tượng, thủy văn trong phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai cho các khu vực miền núi. Nhóm nghiên cứu do Cơ quan chủ trì Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài Hoàng Văn Đại thực hiện với mục tiêu Xây dựng được phương pháp đánh giá và xác định được cấp độ rủi ro do lũ quét gây ra cho các lưu vực sông miền núi; Đánh giá được mức độ rủi ro do lũ quét gây ra cho LVS Ngàn Phố - Ngàn Sâu làm cơ sở đề xuất các giải pháp giảm nhẹ rủi ro do lũ quét.
Kết quả nghiên cứu, đánh giá rủi ro lũ quét cho các lưu vực sông miền núi Việt Nam như sau:
1. Việc nghiên cứu các kết quả đánh giá rủi ro lũ lụt và lũ quét trên thế giới và trong nước cho thấy việc áp dụng các chỉ số để đánh giá mức độ rủi ro là khá phù hợp và cho kết quả tin cậy.
2. Đề xuất phương pháp xác định chỉ số để đánh giá mức độ rủi ro lũ quét cho các lưu vực sông miền núi.
3. Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất ra được bộ chỉ thị cho các tiêu chí thành phần của rủi ro lũ quét: Hiểm họa (H) gồm 6 chỉ thị: Lượng mưa một ngày lớn nhất, loại đất, độ dốc bề mặt, mật độ sông suối, khoảng cách đến sông, sử dụng đất; Mức độ phơi bày trước hiểm họa (E) gồm 1 chỉ thị: Hiện trạng sử dụng đất; Tính dễ bị tổn thương do rủi ro lũ quét: gồm 39 chỉ thị về độ nhạy cảm và 29 chỉ thị về khả năng thích ứng.
4. Sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP để xác định trọng số cho thành phần hiểm họa (H); sử dụng phương pháp chuyên gia xác định trọng số thành phần phơi bày trước hiểm họa (E) và sử dụng phương pháp tính trọng số của Iyengar Shudarshan cho thành phần tính dễ bị tổn thương (V).
5. Sử dụng phương pháp bản đồ và GIS để tích hợp các lớp thông tin hiểm họa, mức độ phơi bày trước hiểm họa và tính dễ bị tổn thương để xác định mức độ rủi ro lũ quét cho các lưu vực sông miền núi của Việt Nam.
6. Sử dụng hệ số Kappa (K) để đánh giá mức độ phù hợp giữa kết quả tính toán và hiện trạng thực tế. Và phương pháp hàm mật độ xác suất của Iyengar và sudarshan để phân cấp cho các chỉ số hiểm họa, mức độ phơi bày trước hiểm họa, tính dễ bị tổn thương và rủi ro do lũ quét sẽ, gồm 5 khoảng, mỗi khoảng có cùng xác suất 20%.
7. Kết quả áp dụng thí điểm phương pháp đánh giá rủi ro lũ quét cho LVS Ngàn Sâu - Ngàn Phố như sau: (1) Mức độ hiểm họa do lũ quét tại LVS Ngàn Phố - Ngàn Sâu chủ yếu ở mức trung bình và thấp. Diện tích hiểm họa ở mức rất cao có diện tích thấp nhất là 179 ha chiếm 0,06 %.
(2) Mức độ phơi bày trước hiểm họa do lũ quét trên LVS Ngàn PhốNgàn Sâu ở cấp cao và rất cao tập trung chủ yếu ở TT. Phố Châu, TT. Tây Sơn, xã Sơn Phú, Sơn Trường huyện Hương Sơn; Huyện Đức Thọ; Đức 25 Giang, Đức Đồng, Đức Lạng huyện Vũ Quang; TT. Hương Khê, Hương Long, Hương Đô huyện Hương Khê.
(3) Mức độ dễ bị tổn thương do lũ quét trên lưu vực chủ yếu ở mức cao và rất cao. Trong đó, tính dễ bị tổn thương ở mức rất cao có diện tích là 219.001 ha, chiếm 68,3% diện tích lưu vực, mức cao có diện tích là 96.060 ha, chiếm 30%, mức trung bình có diện tích 4.310, chiếm 1,3%, mức thấp và rất thấp có diện tích khá nhỏ, chiếm 0,4% lưu vực.
(4) Kết quả tính toán rủi ro do lũ quét tại LVS Ngàn Phố - Ngàn Sâu cho thấy, trên lưu vực chủ yếu có mức rủi ro cấp thấp, diện tích rủi ro cấp thấp là 219.083 ha (chiếm 69 % diện tích lưu vực), tiếp đến là cấp rất thấp: 67.148 ha (21%), cấp trung bình: 27.181 ha (9%), cấp cao: 5.809 ha và rất cao là 100 ha. Rủi ro cao và rất cao xuất hiện chủ yếu ở 4 xã Sơn Hồng, Sơn Kim 1, Sơn Kim 2 và Sơn Tây; Tại huyện Đức Thọ không xuất hiện mức rủi ro do lũ quét cấp rất cao. Tại huyện Vũ Quang, rủi ro rất cao xuất hiện ở hết các xã, nhiều nhất ở xã Đức Bồng (20,34ha), tiếp đến xã Đức Lĩnh, Hương Thọ, Đức Giang, Hương Quang, Hương Minh và ít nhất Thị trấn Vũ Quang (0,09ha). Tại huyện Hương Khê rủi ro cao và rất cao tập trung nhiều nhất tại xã Hương Lâm (740,94ha), tiếp đến các xã Lộc Yên, Phú Gia, Hòa Hải, các xã còn lại từ 14,04ha đến 97,02ha.
(5) Hệ số Kappa K = 0,538377 cho thấy kết quả giữa hiểm họa thực tế và tính toán có mức độ đồng nhất trung bình, do vậy chỉ số rủi ro do lũ quét hoàn toàn có thể áp dụng tin cậy cho các lưu vực sông miền núi.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 15866/2018) tại Cục Thông tin KHCNQG.
Đ.T.V (NASATI)