Nghiên cứu đánh giá, dự báo tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đối với kinh tế Việt Nam và đề xuất giải pháp ứng phó
Cập nhật vào: Thứ hai - 23/09/2024 00:08 Cỡ chữ
Từ giữa năm 2018 cho đến nay, những biến động liên tục và không thuận trong tình hình kinh tế - thương mại thế giới dẫn trên đã gây ra những xáo động lớn trên phạm vi toàn cầu, không chỉ đối với quan hệ thương mại song phương mà còn đối với hệ thống thương mại đa phương cũng như các hoạt động chính trị - ngoại giao, an ninh- quốc phòng và các hoạt động kinh tế khác (tài chính, tiền tệ, đầu tư, khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ, kinh tế số...).
Trong đó, tâm điểm của tình hình căng thẳng chính trị, xung đột thương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch trên thế giới là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Kể từ khi nổ ra vào đầu tháng 7 năm 2018 với mức thuế 25% áp lên 68 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu sang nhau của hai bên, sau năm gói áp thuế leo thang, đến 01/9/2019 và kéo dài cho đến nay, tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu sang nhau của hai Bên bị áp thuế ở mức khoảng 660 tỷ USD. Phạm vi cuộc chiến gia tăng ở diện hàng hóa bị áp thuế của mỗi bên từ 924 mặt hàng lên 14.500 mặt hàng.
Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia có quy mô nền kinh tế đứng đầu thế giới hiện nay với tổng GDP ước tính chiếm khoảng 40,01% quy mô GDP toàn cầu năm 2018. Thêm vào đó, hai quốc gia này cũng là hai bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương cao trong giai đoạn gần đây.
Với diễn biến tình hình thế giới như vậy trong thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, ngành, cơ quan cũng đã chủ động theo dõi, bám sát các diễn biến tình hình căng thẳng chính trị giữa các quốc gia, xung đột thương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch trên thế giới để chủ động xử lý có hiệu quả các vấn đề trong từng lĩnh vực quản lý ngành và trong công tác chỉ đạo, điều hành chung, 2 bảo đảm linh hoạt, kịp thời, giúp nước ta đã vượt qua những khó khăn, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định và ghi nhận kết quả tích cực. Tuy nhiên, trước tầm quan trọng, cấp bách của vấn đề, để tập trung, thống nhất các hoạt động của các Bộ, ngành, cơ quan trong lĩnh vực này, nhằm chủ động, kịp thời phối hợp thực hiện các biện pháp quản lý trong các lĩnh vực, ngành và nâng cao hiệu quả điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngày 21/01/2019 đã ban hành Quyết định số 05/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo theo dõi diễn biến tình hình căng thẳng chính trị giữa các quốc gia, xung đột thương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch.
Xuất phát từ yêu cầu trên, ThS. Lưu Mai Lan cùng nhóm nghiên cứu tại Vụ Kế hoạch thuộc Bộ Công thương thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá, dự báo tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đối với kinh tế Việt Nam và đề xuất giải pháp ứng phó” với mục tiêu đề xuất các giải pháp các biện pháp, giải pháp trong công tác quản lý, điều hành thường xuyên và trong hoạch định chính sách trung và dài hạn nhằm đạt được các giải pháp quản lý phù hợp và các cơ chế, chính sách ứng phó hiệu quả với các thách thức, tác động bất lợi 3 và tận dụng cơ hội của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Từ phân tích về các hướng tác động chủ yếu của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tới nền kinh tế Việt Nam và mục tiêu, nhiệm vụ đề ra như nêu trên, nhóm nghiên cứu đã đề xuất, kiến nghị các biện pháp, giải pháp ứng phó (bao gồm cả các nhiệm vụ, biện pháp để xử lý các tác động không thuận lợi và khai thác, tận dụng cơ hội có được) gắn với chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các Bộ, cơ quan có liên quan trong thời gian tới như sau:
(1) Có biện pháp, chỉ thị tăng cường kiểm soát chặt hoạt động mậu dịch biên giới, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới với Trung Quốc, trong đó đặc biệt tập trung vào các mặt hàng thuộc danh mục Mỹ và Trung Quốc áp thuế lên nhau.
(2) Tăng cường công tác dự báo, cảnh báo sớm thông qua phân tích, đánh giá, theo dõi tình hình xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng mà Mỹ và Trung Quốc đã áp thuế lẫn nhau, các biện pháp bảo hộ thương mại mà Mỹ và Trung Quốc đã và đang sử dụng để có các phương án ứng phó kịp thời.
(3) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cung cấp thông tin cho cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng về diễn biến tình hình chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và những cơ hội, thách thức mà cuộc chiến mang lại trong những ngành hàng, mặt hàng, lĩnh vực cụ thể và khuyến nghị về các biện pháp tận dụng cơ hội, cảnh bảo về những nguy cơ cần ứng phó, phổ biến về chủ trương, định hướng chính sách quản lý có liên quan của cơ quan quản lý nhà nước.
(4) Chủ động theo dõi các động thái của Mỹ trong mối quan hệ với các 101 đối tác có thặng dư thương mại lớn với Mỹ như EU, Nhật Bản, Canada, Mexico… để phân tích, đánh giá tác động và hiệu ứng lan tỏa để chủ động ứng phó.
(5) Tăng cường trao đổi với các cơ quan hữu quan của Mỹ để thảo luận về khả năng khai thác các cơ hội để thúc đẩy cơ chế hợp tác song phương giữa hai nước, đặc biệt là quan hệ thương mại thông qua việc tiếp cận và mở rộng thị trường cho hàng hóa của nhau giữa hai bên; nâng cao hiệu quả của việc xử lý các vấn đề kinh tế - thương mại song phương và đảm bảo tính hiệu lực của cơ chế đối thoại của Hội đồng Thương mại và Đầu tư Việt Nam - Mỹ (TIFA).
Có thể tìm đọc toàn văn báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 20210/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
Đ.T.V (NASATI)