Nghiên cứu đánh giá công tác quản lý an toàn trong hoạt động kinh doanh khí (LPG/LNG/CNG) và đề xuất nội dung và kế hoạch xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn
Cập nhật vào: Thứ năm - 06/05/2021 03:46 Cỡ chữ
Kinh doanh khí (LPG/ LNG/ CNG) là lĩnh vực có tiềm năng phát triển nhanh ở Việt Nam trong thời gian tới. Bên cạnh những ưu điểm là nguồn nguyên liệu sạch, thân thiện với môi trường và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, việc sử dụng khí cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn đối với doanh nghiệp và cộng đồng.
Việc xây dựng đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong lĩnh vực kinh doanh khí (LPG/LNG/CNG) phục vụ cho công tác đảm bảo an tòan trong sản xuất, cung ứng, vận chuyển, sử dụng khí của các cơ sở kinh doanh khí, phục vụ cho công tác quản lý và tạo hành lang pháp lý, bên cạnh việc góp phần đảm bảo an toàn đồng thời cũng tạo ra sự minh bạch và phát triển bền vững cho phát triển kinh doanh khí (LPG/LNG/CNG).
Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của việc cần nghiên cứu, xem xét quy định về hiện trạng hệ thống TCVN, QCVN trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khí và định hướng việc xây dựng QCVN về an toàn đối với khí (LPG/ LNG/CNG), nhóm nghiên cứu, do Cơ quan chủ trì là Trung tâm Hỗ trợ Kỹ thuật an toàn công nghiệp cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài Nguyễn Đăng Doanh thực hiện đề tài "Nghiên cứu đánh giá công tác quản lý an toàn trong hoạt động kinh doanh khí (LPG/LNG/CNG) và đề xuất nội dung và kế hoạch xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn" với mục tiêu định hướng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cần xây dựng trong lĩnh vực kinh doanh khí LPG, LNG, CNG.
Việt Nam có nguồn tài nguyên khí vào loại trung bình, có tổng trữ lượng khí khoảng 700 tỷ m3. Nguồn khí tập trung chủ yếu tại các mỏ khí của các bể Sông Hồng, bể Cửu Long, bể Nam Côn Sơn và bể Malay - Thổ Chu.
Khí thiên nhiên được tìm thấy lần đầu tiên tại mỏ khí Tiền Hải C - Thái Bình với trữ lượng nhỏ. Ngành công nghiệp khí Viêt Nam thực sự bắt đầu từ năm 1995 khi công trình khí Cửu Long thực hiện thu gom, vận chuyển, chế biến và đưa vào sử dụng khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ và đã có những bước phát triển nhanh chóng, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội. Hiện nay, sản lượng khí khai thác 10 tỷ m3/năm được vận chuyển qua 4 hệ thống chính từ ngoài khơi vào bờ, trong đó có 02 hệ thống đường ống lớn tại khu vực Đông Nam Bộ, 01 hệ thống tại khu vực Tây Nam Bộ và 01 hệ thống đường ống tại khu vực Bắc Bộ.
LNG trở thành nguồn năng lượng quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, các nước châu Âu và Bắc Mỹ… Các nước xuất khẩu LNG nhiều nhất thế giới thuộc khu vực Trung Đông, Đông Nam Á (Malaixia, Inđônêxia), Australia, Nga. Khu vực Đông Bắc Á là thị trường tiêu thụ LNG truyền thống với Nhật Bản là quốc gia nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới với sản lượng mỗi năm khoảng 80 triệu tấn.
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã thực hiện được những nhiệm vụ như sau:
- Nghiên cứu tổng quan, rà soát các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh khí LPG, LNG, CNG được xây dựng.
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng về an toàn đối với cơ sở tồn chứa, trạm nạp LPG.
- Đánh giá hiện trạng sản xuất liên quan đến LPG, LNG, CNG.
- Nghiên cứu, rà soát, đánh giá hiện trạng QCVN, TCVN trong lĩnh vực LPG, LNG, CNG.
- Nghiên cứu về phương pháp pháp chẩn đoán an toàn đối với thiết bị kiểm soát an toàn cơ sở tồn chứa, trạm nạp LPG.
- Dự thảo báo cáo “Hiện trạng QCVN, TCVN trong lĩnh vực khí (LPG, LNG, CNG). Đề xuất và định hướng nội dung trong lĩnh vực khí”. Đây là tài liệu hữu ích cho việc tiến hành các công việc tiếp theo để xây dựng các QCVN về an toàn trong lĩnh vực khí (LPG/LNG/CNG).
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 16325/2019) tại Cục Thông tin KHCNQG.
Đ.T.V (NASATI)
kinh doanh, lĩnh vực, tiềm năng, phát triển, thời gian, ưu điểm, nguyên liệu, thân thiện, môi trường, góp phần, đảm bảo, an ninh, năng lượng, sử dụng, nguy cơ, an toàn, doanh nghiệp