Nghiên cứu đặc điểm hình thành và phân bố hang động núi lửa ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
Cập nhật vào: Thứ tư - 23/11/2022 13:02 Cỡ chữ
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, khi nói tới hang động người ta thường quan niệm/đồng nhất với khu vực địa hình đá vôi (karst). Và thực tế thì hầu hết các hang động đã được nghiên cứu, khám phá ở Việt Nam đều liên quan đến các quá trình hòa tan, rửa lũa trong các thành tạo đá carbonat. Hang động núi lửa đã trở thành điểm đến du lịch của nhiều quốc gia trên thê giới, song ở Việt Nam, chúng được chủ ý chỉ mới khoảng 10 năm qua.
Khác với cơ chế hình thành hang động và thạch nhũ trong đá carbonat, các hang động trong đá núi lửa/đá bazan và hệ thống thạch nhũ của chúng thường có nguồn gốc nguyên sinh với những cơ chế hình thành rất độc đáo do quá trình đông cứng dung nham núi lửa. Cho đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện được hai hệ thống hang động ở khu vực Krông Nô, tỉnh Ðắk Nông (2007) và ở khu vực Tân Phú - Ðịnh Quán, tỉnh Ðồng Nai (2013). Hang động núi lửa và các di sản địa chất - địa mạo liên quan chứa đựng nhiều thông tin khoa học có giá trị cao, phản ánh quá trình hoạt động phun trào núi lửa, tính chất dòng dung nham, cơ chế hình thành hang… Tuy nhiên, việc nghiên cứu về hang động núi lửa ở nước ta vẫn còn khá hạn chế hoặc mới chỉ đang trong giai đoạn bước đầu. Rất nhiều vấn đề, câu hỏi đặt ra liên quan đến hang động núi lửa cần phải có những lời giải một cách đúng đắn, khoa học như chúng được hình thành như thế nào? Tại sao mới chỉ quan sát thấy hang động núi lửa ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ mà chưa phát hiện thấy ở các khu vực khác? Hoặc ở hai khu vực rộng lớn, có sự phân bố diện tích lớn nhất về diện bao phủ của đá bazan này, nhưng mới phát hiện ở trong phạm vi không lớn là khu vực Krông Nô (ở Đắk Nông) và Tân Phú-Định Quán (Đồng Nai) có hang động? Các khu vực phân bố đá bazan khác liệu có hang động không, vì sao? Điều kiện địa chất, địa hình thế nào thì mới hình thành hang động trong các đá núi lửa?…
Xuất phát từ thực tiễn trên Cơ quan chủ trì Đại học Quốc gia Hà Nội cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài PGS.TS. Đặng Văn Bào thực hiện “Nghiên cứu đặc điểm hình thành và phân bố hang động núi lửa ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ” với mục tiêu mục tiêu: Xác định được nguồn gốc hình thành, quá trình phát triển và đặc điểm hệ thống hang động trong vùng núi lửa ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; Đưa ra được các dấu hiệu và xác định được quy luật phân bố hệ thống hang động núi lửa ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; Đề xuất được định hướng bảo tồn gắn với phát triển du lịch sinh thái trong vùng phân bố các hang động núi lửa.
Đề tài được hoàn thành trên cơ sở dữ liệu phong phú từ các nguồn khác nhau: Các nghiên cứu về địa chất, địa mạo, hang động núi lửa, bảo tồn và phát triển du lịch được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Đặc biệt, chủ nhiệm đề tài là tác giả chính của hầu hết các bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 Tây Nguyên - Đông Nam Bộ, là chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước thuộc chương trình Tây Nguyên 3 với nhiều tài liệu, kết quả liên quan với hướng nghiên cứu. Các đợt khảo sát thực địa của đề tài đã thu thập được nhiều dữ liệu cho việc thực hiện nội dung và mục tiêu nghiên cứu.
Các phương pháp chính được sử dụng bao gồm: i) Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu; ii) Các phương pháp điều tra khảo sát thực địa; iii) Các phương pháp địa lý, địa mạo - địa chất truyền thống; iv) Phương pháp bản đồ, viễn thám và GIS. Ở phương pháp 3 tổng hợp, kế thừa tài liệu, nghiên cứu đã thu thập, kế thừa kết quả nghiên cứu về địa chất, địa mạo, đặc biệt là các tài liệu liên quan tới hoạt động núi lửa ở Đắk Nông và ở Đồng Nai, làm cơ sở cho việc nhìn nhận rõ nét hơn về cấu trúc địa chất, địa hình và các dạng tài nguyên tự nhiên có tính đặc thù, đặc sắc của hang động núi lửa. Phương pháp nghiên cứu địa chất, địa mạo - cổ địa lý cho phép luận giải nguồn gốc hình thành - giá trị khoa học của các di sản địa chất, địa mạo hang động núi lửa khu vực. Nghiên cứu đã tiến hành 3 đợt khảo sát thực địa ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, đặc biệt tập trung vào hai khu vực trọng điểm là Chư B’luk, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông và khu vực Tân Phú - Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Thông qua đó, nghiên cứu đã làm rõ hơn về các đặc điểm địa chất, địa hình và các dạng tài nguyên, tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch liên quan tới hoạt động núi lửa. Bên cạnh đó, thông qua công tác thực địa, nghiên cứu đã xác định được các điểm mẫu về các loại thạch học và địa hình khác nhau để tiến hành các phân tích viễn thám theo phương pháp có kiểm định dựa trên các kênh ảnh tỉ số. Qua đó nghiên cứu đã xác định được các vị trí núi lửa đã từng phun trào và diện phân bố của các thành tạo bazan khác nhau. Đặc biệt là xác định chính xác diện phân bố của các thành tạo bazan trẻ nhất (hệ tầng Phước Tân), nơi có sự phân bố của các hang động núi lửa. Đây là phương pháp chính của bài báo quốc tế ISI, là sản phẩm của đề tài này
Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, điển hình là tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu là các khu vực phân bố thành tạo bazan phổ biến nhất ở nước ta. Bazan được hình thành qua nhiều giai đoạn khác nhau, có thể thấy được các bất chỉnh hợp giữa các giai đoạn phun trào, đánh dấu bởi vỏ phong hóa và trầm tích lục nguyên. Các hệ tầng phân bố bazan chủ yếu gồm: Hệ tầng Di Linh (N1 3 -N2 1 dl) với các lớp kẹp phun trào bazan nằm xen kẹp trong trầm N1đn), ở loạt bản đồ địa chất và khoáng sản tỉ lệ 1:200.000btích đầm hồ; Hệ tầng Đại Nga ( nhóm tờ Kon Tum - Buôn Ma Thuột và Bến Khế - Đồng Nai, thì hệ tầng Đại Nga được xếp N2đn), tuy nhiên đến loạt bản đồ tỉ lệ 1:50.000 thì hệ tầng Đại Nga đượcbvào tuổi Pliocen ( xếp lại vào tuổi Miocen, phù hợp với các kết quả về tuổi tuyệt đối của bazan ở khu vực (xem N2-Q1bmục 4.1.1). Theo đó, hệ tầng Đại Nga gồm chủ yếu là các bazan 2 pyroxen, bazan olivinaugit- plagioclas, plagiobazan, bazan augit- plagioclas; Hệ tầng Túc Trưng ( tt) gồm phun trào bazan xen kẽ với các tập cát, cát kết, sét-cát chứa di tích thực vật; Hệ tầng Xuân Q1bLộc ( 2 xl) thành phần chủ yếu là các sản phẩm phun trào bazan và được chia thành 3 tập: tập 1 gồm tro núi lửa màu xám nâu đến đen, đôi nơi có tuf xen với các lớp bazan lỗ hổng màu xám; chiều dày khoảng 35m; tập 2 gồm bazan olivin, bazan dolerit màu xám sẫm, plagiobazan, đá có cấu tạo khối khá đồng nhất, chiều dày khoảng 45 - 50m; tập 3: ngoài dung nham phun trào còn có dung nham phun nổ, phun nghẹn với thành phần chủ yếu là bazan olivin màu đen, xám lục. Đây là thành tạo liên quan với các hang động núi lửa ở Krông Nô. Tại Đông Nam Bộ, một số tác giả còn xác lập một phân vị địa tầng liên quan với phun trào bazan trẻ nhất thuộc hệ tầng Phước Tân có tuổi cuối Pleistocen muộn, và đó cũng là đối tượng có thể phân bố hang động núi lửa.
Việt Nam là lãnh thổ có sự phân bố bazan Kainozoi lớn nhất trong khu vực Đông Dương. Trong đó, phun trào bazan Kainozoi xảy ra phổ biến nhất ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Các thành tạo bazan trong khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ chủ yếu được hình thành trong giai đoạn Neogen - Đệ Tứ và được phân chia thành 4 hệ tầng có tuổi khác nhau là Đại Nga, Túc Trưng, Xuân Lộc, Phước Tân. Hệ tầng Đại Nga được xếp vào tuổi Miocen N1b( N2bđn), hệ tầng Túc Trưng được xếp vào tuổi cuối Pliocen-đầu Pleistocen ( -Q1 tt), hệ Q1btầng Xuân Lộc có tuổi Pleistocen giữa ( 2 xl) và hệ tầng Phước Tân có tuổi Pleistocen muộn (βQ1 3 pt). Quá trình thành tạo đặc trưng của các khu vực núi lửa đã tạo nên các dạng địa hình độc đáo, có ý nghĩa đối với phát triển du lịch, cả về giá trị khoa học, thẩm mĩ, văn hóa - lịch sử, kinh tế,… Đó là các miệng núi lửa, dòng chảy dung nham bazan nguyên sinh, hang động núi lửa.
Các hang động núi lửa trong khu vực có liên quan mật thiết với các thành tạo bazan trẻ nhất là Phước Tân. Các hang động núi lửa có thể được hình thành do dòng dung nham chảy lấp các dòng chảy sông suối hình thành trước đó, qua quá trình đông lạnh, co ngót đã 12 hình thành nên hệ thống hang động mà chúng ta quan sát thấy ngày nay. Đây là dạng địa hình có giá trị cao nhất về mặt khoa học, có ý nghĩa đối với phát triển du lịch sinh thái.
Định hướng phát triển du lịch sinh thái của khu vực dựa trên việc giữ nguyên hiện trạng đối với các dạng tài nguyên địa mạo, đặc biệt là các hang động núi lửa thông qua việc nghiên cứu kĩ lưỡng, phân loại rõ ràng các hang thành 02 loại (hang khô và hang ướt) để phục vụ cho việc phát triển du lịch sinh thái và phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, thực hành, thực tập. Xây dựng các mô hình du lịch kết hợp giữa khám phá hang động núi lửa với các loại hình du lịch khác ở địa phương và các vùng lân cận. Đồng thời có các nghiên cứu cụ thể trồng các loại cây phù hợp với điều kiện địa chất, địa hình khu vực, không trồng rừng để khu vực này phát triển các mô hình nông nghiệp đặc trưng phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 17695/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
Đ.T.V (NASATI)