Giải pháp đào tạo liên kết giữa các trường dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của các tỉnh miền Đông Nam Bộ
Cập nhật vào: Thứ sáu - 28/01/2022 01:00 Cỡ chữ
Vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ có vai trò vị trí rất quan trọng: là vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước, là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước và đi đầu trong nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh quốc tế. Đồng thời là trung tâm giáo dục và đào tạo 2 nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao; là trung tâm chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ hàng đầu của cả nước. Tuy nhiên hiện nay mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trong vùng chưa được quy hoạch, quan hệ hợp tác giữa các cơ sở GDNN còn lỏng lẻo, chất lượng đào tạo còn thấp; vì vậy chưa đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, nhất là nhu cầu nhân lực kỹ năng nghề cao cho các ngành kinh tế mũi nhọn và các doanh nghiệp đầu tư của nước ngoài.
Hiện nay, Chính phủ đã có Nghị định về phân cấp quản lý giáo dục trong đó có quản lý dạy nghề, các trường dạy nghề đã được chủ động nhiều hơn trong việc tổ chức quản lý đào tạo. Tuy nhiên, trong tổ chức hoạt động đào tạo, các trường dạy nghề thường khép kín, riêng lẻ thiếu sự hợp tác vì vậy xuất hiện tìn trạng chồng chéo, trùng lặp, bỏ sót về ngành nghề đào tạo, về địa bàn tuyển sinh, phân tán nguồn lực… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên và một trong những nguyên nhân đó là chưa nhận thức đầy đủ về đào tạo liên kết trong nội khối các trường , trong nghiên cứu còn thiếu những cơ sở lý luận vững chắc và trong triển khai còn thiếu có giải pháp đào tạo liên kết đồng bộ và toàn diện, bởi vậy công tác đào tạo liên kết với các trường nghề đang gặp nhiều khó khăn.
Để thực hiện đào tạo liên kết hiệu quả cần có nghiên cứu lý luận, đánh giá phát hiện tình hình, cùng phối hợp đề xuất hệ thống giải pháp phù hợp về đào tạo liên kết với các trường dạy nghề để cùng cộng đồng trách nhiệm đáp ứng nhu cầu nhân lực từng vùng, địa phương. Từ thực tế trên đây, nhóm thực nghiên cứu do Cơ quan chủ trì Trường Cao Đẳng Kỹ thuật công nghệ TPHCM cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài Tiến sĩ Bùi Văn Hưng đã quyết định chọn vấn đề “Giải pháp đào tạo liên kết giữa các trường dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của các tỉnh Miền Đông Nam Bộ” làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. Với mục đích nghiên cứu trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng, đề tài đề xuất các giải pháp đào tạo liên kết giữa các trường dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của các tỉnh Miền Đông Nam Bộ.
Hiện nay các trường dạy nghề đang tổ chức đào tạo theo năng lực sẵn có, riêng lẻ, kép kín trong phạm vi từng trường, chưa quan tâm đến phối hợp và hợp tác trong mối quan đào tạo liên kết giữa các trường với nhau, vì vậy hiệu quả đáp ứng nhu cầu nhân lực trong Vùng còn hạn chế. Nếu nghiên cứu đề xuất và thực hiện được các giải pháp đào tạo liên kết giữa các trường dạy nghề thì nhất định quy mô đào tạo sẽ mở rộng, chất lượng đào tạo sẽ được cải thiện để đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhân lực của các tỉnh Miền Đông Nam Bộ.
Nước ta đang chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, do vậy, giáo dục và đào tạo cũng cần có những đổi mới để chuyển đổi theo. Một trong những đổi mới quan trọng là đào tạo phải hướng tới đáp ứng nhu phát triển nguồn nhân lực ở các khu vực, vùng, miền và quốc gia. Để làm được điều này, trước hết đào tạo nghề phải tuân thủ các quy luật của thị trường là quy luật cung-cầu, quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh. Do vậy, đề tài đã hình thành khung lý thuyết về đào tạo liên kết giữa các trường dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực các tỉnh khu vực miền Đông Nam Bộ.
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài có một số kết luận sau: Bước sang cơ chế thị trường, đào tạo theo “hướng cung” đã không còn phù hợp. Trong chủ trương của Đảng và Nhà nước “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục” bao gồm cả đổi mới đào tạo nghề. Do vậy, mục tiêu, nội dung, phương thức, hình thức đào tạo nguồn nhân lực phải phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong cơ chế kinh tế thị trường.
Trong bối cảnh nhu cầu nguồn nhân lực qua đào tạo ở nước ta ngày càng gia tăng, công tác đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực ở các vùng, miền và quốc gia, người học chưa thật sự quan tâm đến đào tạo nghề, thì việc đào tạo liên kết giữa các trường dạy nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực khu vực miền Đông Nam Bộ xem là một trong những giải pháp phù hợp cả về lý luận và thực tiễn.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 16874/2019) tại Cục Thông tin KHCNQG.
Đ.T.V (NASATI)