Giải pháp chính sách phát triển thị trường xuất khẩu đối với các sản phẩm chủ lực vùng Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập quốc tế mới
Cập nhật vào: Thứ ba - 15/10/2024 13:06 Cỡ chữ
Ở Việt Nam chưa có cơ sở dữ liệu ở quy mô quốc gia về ứng dụng công nghệ bức xạ và đồng vị phóng xạ, chưa có nghiên cứu đánh giá một cách tổng thể và hệ thống về hiện trạng, năng lực công nghệ để làm cơ sở đề xuất lộ trình đổi mới công nghệ bức xạ và đồng vị phóng xạ trong lĩnh vực y tế, công nghiệp; chưa có định hướng và quy hoạch phát triển ứng dụng công nghệ bức xạ và đồng vị phóng xạ cho giai đoạn sau 2020.
Đối với các quốc gia, tổ chức công nghệ bức xạ của các nước phát triển đã hình thành và quản lý tốt cơ sở dữ liệu về công nghệ bức xạ và đồng vị phóng xạ, nhìn chung người ta không xây dựng bản đồ công nghệ mà trực tiếp xây dựng các lộ trình công nghệ cho các lĩnh vực được quan tâm. Như vậy có thể xem cơ sở dữ liệu ở đây có giá trị, khối lượng thông tin, dữ liệu tương đương với một bản đồ công nghệ.
Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, do chưa có cơ sở dữ liệu, cho nên để xây dựng lộ trình phát triển hoặc đổi mới công nghệ, trước tiên cần thiết phải xây dựng bản đồ công nghệ làm cơ sở cho việc xây dựng lộ trình công nghệ. Ngoài ra, do yêu cầu bảo mật cũng như yêu cầu về bản quyền thương mại, các bản đồ công nghệ, lộ trình công nghệ ít được công bố rộng rãi.
Do đó, việc xây dựng bản đồ công nghệ bức xạ và đồng vị phóng xạ là một giải pháp cần thiết và quan trọng hiện nay, góp phần xây dựng định hướng chiến lược phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử trong giai đoạn tiếp theo. Ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở nước ta chủ yếu tập trung vào 02 lĩnh vực chính là y tế và công nghiệp. Đây là 02 lĩnh vực sử dụng nhiều thiết bị và phương pháp hiện đại, đã hình thành đội ngũ chuyên gia, mức độ xã hội hóa ngày càng cao, có sự tham gia của các doanh nghiệp, các cơ sở y tế, tổ chức KH&CN và khả năng hợp tác quốc tế trong đổi mới công nghệ để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao. Từ thực tế trên, TS. Hoàng Anh Tuấn và nhóm nghiên cứu tại Cục Năng lượng nguyên tử đã thực hiện đề tài: “Xây dựng bản đồ công nghệ bức xạ và đồng vị phóng xạ trong lĩnh vực y tế, công nghiệp” từ năm 2019 đến năm 2020.
Mục tiêu của đề tài là nhằm xây dựng bản đồ công nghệ bức xạ và đồng vị phóng xạ trong lĩnh vực y tế và công nghiệp, phản ánh hiện trạng, nhu cầu phát triển và khoảng cách công nghệ đối với các công nghệ chủ yếu hiện có ở Việt Nam và trên thế giới; và đưa ra các vấn đề ưu tiên trong việc đổi mới công nghệ bức xạ và đồng vị phóng xạ trong lĩnh vực y tế và công nghiệp.
Dưới đây là một số kết quả chính của đề tài:
(1) Hoàn thành xây dựng Bản đồ công nghệ bức xạ và đồng vị phóng xạ trong lĩnh vực y tế, công nghiệp với đóng góp mới về phương pháp. Các phương pháp đã xây dựng và áp dụng bao gồm: Phương pháp và kết quả điều tra thống kê ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong y tế, công nghiệp lần đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam trong phạm vi toàn quốc. Phương pháp xây dựng sơ đồ cây công nghệ và ứng dụng cho 10 lĩnh vực công nghệ đến lớp công nghệ thứ 3, 4. Phương pháp đánh giá năng lực ứng dụng công nghệ sử dụng 5 tiêu chí lớn, bao gồm: Thiết bị, Nhân lực, Cơ sở hạ tầng. Kết quả ứng dụng và nghiên cứu phát triển, với tổng số 79 tiêu chí nhỏ trong y tế và 93 tiêu chí nhỏ trong công nghiệp.
(2) Ứng dụng công nghệ bức xạ và đồng vị phóng xạ trong lĩnh vực y tế, công nghiệp ở Việt Nam đã có bước phát triển tương đối nhanh trong 10 năm qua với những thành tựu và giá trị đóng góp quan trọng và thường xuyên cho phát triển kinh tế - xã hội, gắn liền với công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, đạt mức khá so với thế giới, tuy nhiên khoảng cách năng lực ứng dụng công nghệ còn xa (40%), đi sau các quốc gia công nghiệp phát triển khoảng 25 năm, một số lĩnh vực còn chậm hơn.
(3) Đề xuất định hướng lộ trình đổi mới công nghệ cho 10 lĩnh vực công nghệ với các nội dung về định hướng, tầm nhìn, mục tiêu, các công nghệ ưu tiên, lộ trình và nguồn lực, giải pháp thực hiện đến năm 2040. Dự báo năng lực ứng dụng công nghệ của Việt Nam sẽ đạt 80% vào năm 2040, khoảng cách công nghệ so với thế giới được rút ngắn từ 40% xuống 20%, đạt trình độ tiên tiến trong số các nước công nghiệp có GDP bình quân đầu người ở mức trung bình cao.
Kết quả nghiên cứu góp phần quan trọng vào việc đánh giá trình độ công nghệ, xây dựng cơ sở dữ liệu và đề xuất định hướng lộ trình phát triển ứng dụng công nghệ bức xạ và đồng vị phóng xạ trong lĩnh vực y tế, công nghiệp, cung cấp cơ sở dữ liệu, luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc lập Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 20243/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
N.P.D (NASATI)