Đánh giá tác động di truyền của việc di nhập cá trê phi và nghề nuôi cá trê lai (Clarias macrocephalus x C. gariepinus) đến nguồn gien cá trê vàng (C. macrocephalus) bản địa ở Đồng bằng Sông Cửu Long
Cập nhật vào: Thứ tư - 25/12/2019 09:03 Cỡ chữ
Đây là loại cá rất phù hợp nuôi trong hệ thống Aquaponics, vì chúng cung cấp một hàm lượng lớn dinh dưỡng cho cây trồng,duy chỉ có một điểm là chúng hay làm đục nước. Đây cũng là loài cá có sức sống mạnh mẽ nhất, chúng có thể trải qua một thời gian dài lạnh giá không cần ăn.
Chúng được tìm thấy khắp châu Phi và Trung Đông, chúng sống nước ngọt tại các hồ, sông, và đầm lầy, cũng như môi trường sống của con người tạo ra, chẳng hạn như ao có quá trình oxy hóa hoặc các cống của hệ thống xử lý nước thải tại đô thị. Cá trê trắng châu Phi đã được giới thiệu trên toàn thế giới vào những năm 1980 nhằm mục đích nuôi trồng thủy sản, do đó được tìm thấy ở các nước xa bên ngoài môi trường sống tự nhiên của chúng, chẳng hạn như Brazil, Việt Nam, Inđônêxia và Ấn Độ.
Các loài cá trê nói chung đều có tính chịu đựng cao với môi trường khắc nghiệt như: ao tù, mương rãnh, nơi có hàm lượng oxygen thấp vì cơ thể cá trê có cơ quan hô hấp phụ gọi là “hoa khế” giúp cá hô hấp được nhờ khí trời. Cá trê có đặc tính ăn tạp, thức ăn chủ yếu là động vật. Trong tự nhiên cá trê ăn côn trùng, giun ốc, tôm cua, cá... ngoài ra trong điều kiện ao nuôi cá trê còn có thể ăn các phụ phẩm từ trại chăn nuôi, chất thải từ lò mổ... Mùa vụ sinh sản của cá trê bắt đầu từ tháng 4 - 9 tập trung chủ yếu vào tháng 5 - 7. Trong điều kiện nuôi cá có thể sinh sản nhiều lần trong năm (4 - 6 lần). Nhiệt độ đảm bảo để cá sinh sản từ 25 - 32 độ C. Sau khi cá sinh sản xong ta có thể nuôi vỗ tái phát dục khoảng 30 ngày thì cá có thể tham gia sinh sản trở lại.
Đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp điều tra thu thập thông tin, điều tra thu mẫu hiện trường kết hợp với ứng dụng những kỹ thuật di truyền phân tử trong định danh và nghiên cứu di truyền quần thể. Nhóm nghiên cứu do Cơ quan chủ quản Qũy phát triển Khoa học và công nghệ QG cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài PGS.TS Dương Thúy Yênthực hiện với mục tiêu Xác định được mức độ đa dạng di truyền của quần thể cá trê vàng nuôi và tự nhiên; Đánh giá được tác động di truyền của cá trê phi di nhập và nghề nuôi cá trê vàng đến nguồn gen của cá trê vàng trong tự nhiên.
Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:
- Tổng hợp được thông tin về quá trình phát triển của nghề nuôi cá trê lai ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và nhận thức của người nuôi về vấn đề con lai. Đồng thời, đánh gía được hiện trạng khai thác cá trê vàng ở ĐBBSCL và phân tích được những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả tài chính của mô hình nuôi cá trê lai.
- Xác định được chỉ thị di truyền phân tử PCR-RFLP và microsatellite để phân biệt chính xác cá trê vàng, trê phi và con lai của chúng. Xác định được cá trê lai hiện nuôi phổ biến là con lai F1 của cá cái trê vàng và đực trê phi.
- Xác định được sự khác biệt về hình thái giữa cá trê vàng, trê phi và con lai của chúng. Qua đó cho thấy cá trê vàng trong điều kiện nuôi có thể thay đổi hình thái khác với cá tự nhiên, đặc biệt là hình dạng xương chẩm theo hướng nhọn hơn. Nghiên cứu đã chỉ ra những chỉ tiêu hình thái quan trọng trong phân biệt trê lai với trê vàng và cũng chỉ ra khi loại trừ ảnh hưởng của kích cỡ, có thể nhầm lẫn cá trê phi với cá trê lai (tỉ lệ 20%).
- Đánh giá được mức độ đa dạng di truyền của 11 quần thể cá trê vàng tự nhiên và ba quần thể cá trê vàng nuôi. Kết quả cho thấy có dấu hiệu cá trê vàng nuôi giảm đa dạng di truyền so với cá trê vàng tự nhiên và cá tự nhiên ở vùng chịu ảnh hưởng của nghề nuôi có mức độ đa dạng thấp hơn so với quần thể cá tự nhiên ở khu bảo tồn.
- Kết quả dựa trên chỉ thị PCR-RFLP trên 2 gien (Rhodopsin và Tropomycin) và 6 chỉ thị microsatellite cho thấy không có sự xâm nhập gien của cá trê phi đối với nguồn gien của cá trê vàng bản địa.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 15265/2018) tại Cục Thông tin KH&CNQG.
Đ.T.V (NASATI)