Nghiên cứu xây dựng phương pháp luận điều tra, đánh giá, đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp
Cập nhật vào: Thứ sáu - 14/02/2020 19:55 Cỡ chữ
Hiện nay, vai trò quan trọng của đổi mới công nghệ tác động đến doanh nghiệp và quy mô quốc gia đã
được nhiều đề tài nghiên cứu. Đổi mới công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp, nhà sản xuất cải thiện, nâng cao
chất lượng sản phẩm, củng cố, duy trì và mở rộng thị phần của sản phẩm; đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm,
giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu; cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức độ an toàn sản xuất cho người
và thiết bị, giảm tác động xấu đến môi trường. Bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu không có những hoạt
động nhằm đổi mới công nghệ thì chắc chắn hệ thống công nghệ, dây chuyền sản xuất, máy móc, trang
thiết bị… sẽ trở nên lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, dẫn đến bị đào thải, làm cho sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp bị đe doạ. Do đó, đổi mới công nghệ là tất yếu và phù hợp với quy luật phát triển. Tính tất
yếu của đổi mới công nghệ còn xuất phát từ các lợi ích khác nhau mà đổi mới công nghệ đem lại cho
doanh nghiệp cũng như cho toàn xã hội nói chung.
Nhằm có được một phương pháp điều tra, đánh giá đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp thống nhất,
hoàn chỉnh đáp ứng được yêu cầu về mục tiêu của Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia đến năm
2020, nhóm nghiên cứu Cục ứng dụng và phát triển công nghệ do ThS. Phạm Thế Dũng làm chủ nhiệm
đề xuất và được phê duyệt thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng phương pháp luận điều tra, đánh giá
đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp”. Kết quả đề tài là cơ sở để hình thành hoạt động quản lý của Bộ
Khoa học và Công nghệ về đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp thường xuyên, đồng thời từng bước
hoàn thiện công tác thống kê ngành khoa học và công nghệ đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đổi mới,
cũng như góp phần thực hiện mục tiêu của Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020.
Sau một thời gian triển khai thực hiện, nhóm nghiên cứu thu được các kết quả như sau:
Về nội dung nghiên cứu, tổ chức thí điểm về điều tra, đánh giá hoạt động đổi mới công nghệ trong doanh
nghiệp: Đề tài này đã xây dựng được phương pháp đánh giá đổi mới trong doanh nghiệp dựa trên những
nghiên cứu về kinh nghiệm đánh giá đổi mới công nghệ của các tổ chức quốc tế và quốc gia; Xác định đổi
mới công nghệ gồm 2 nội dung là đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình.
- Bộ tiêu chí dùng để điều tra doanh nghiệp đổi mới công nghệ gồm: (1) Nguồn nhân lực ĐMCN của
doanh nghiệp; (2) Kinh phí cho hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp; (3) Công nghệ đang sử dụng của
doanh nghiệp; (4) Hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp; (5) Sản phẩm của công nghệ; (6) Tác
động của ĐMCN đối với doanh nghiệp.
Bộ chỉ tiêu để đánh giá mức độ hiệu quả của đổi mới công nghệ gồm các chỉ tiêu như sau:
A. Chỉ tiêu đầu vào cho đổi mới công nghệ
1. Nhóm nguồn nhân lực, bao gồm:
Tỷ lệ nhân lực đổi mới công nghệ/ tổng số nhân lực doanh nghiệp: Tỷ lệ nhân lực có trình độ đại học và
trên đại học/ tổng số nhân lực doanh nghiệp; Tỷ lệ chuyên gia ĐMCN bên ngoài doanh nghiệp/ Tổng số
nhân lực ĐMCN).
2. Kinh phí cho hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp: Kinh phí cho ĐMCN/Tổng doanh thu; Kinh phí đào
tạo, nhân lực ĐMCN/ Tổng số kinh phí; Kinh phí nghiên cứu thiết kế CN mới, quy trình mới, SP mới /
Tổng số kinh phí; Kinh phí đổi mới, cải tiến, áp dụng quy trình, sản phẩm/Tổng số kinh phí; Kinh phí
chuyển giao công nghệ mới/Tổng số kinh phí; Kinh phí đầu tư cho hạ tầng cơ sở, thiết bị sản xuất sản
phẩm mới/Tổng số kinh phí; Kinh phí áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sản phẩm/Tổng số kinh
phí.
3. Công nghệ đang sử dụng của doanh nghiệp (T):
2
- Số lượng dây chuyền SX được đổi mới/ tổng số dây chuyền công nghệ sản xuất, bao gồm: Nguồn gốc,
xuất xứ của loại công nghệ: (G7, Nic1, Nic2, Việt Nam)/ tổng số; Loại nguồn gốc, xuất xứ của công nghệ:
nhiều nhất, trung bình và ít nhất; Năm ra đời loại công nghệ: (mới nhất, mới, trung bình và cũ)/tổng số;Thế
hệ loại công nghệ: (mới nhất, mới, trung bình và cũ)/ tổng số.
B. Chỉ tiêu đầu ra cho đổi mới CN
4. Hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp:
- Số lượng hoạt động ĐMCN/ tổng số hoạt động ĐMCN: Loại hoạt động ĐMCN (nhiều nhất, trung bình;
ít nhất)/tổng.
5. Sản phẩm của công nghệ:
- Số chủng loại sản phẩm đổi mới sản phẩm ĐM/ tổng số sản phẩm: Tiêu chuẩn sản phẩm đổi mới: (quốc
tế, nước ngoài, TCVN, TCCS)/tổng số SP; Số chủng loại sản phẩm đổi mới: sản phẩm ĐM xuất khẩu/
tổng số SP
6. Tác động của ĐMCN đối với doanh nghiệp
- Doanh thu của sản phẩm đổi mới/ tổng số doanh thu
- Lợi nhuận của sản phẩm đổi mới/ tổng số lợi nhuận
Ngoài ra, nhóm đề tài cũng đã thành công trong việc áp dụng thử bộ chỉ tiêu vào điều tra để đánh giá đổi
mới công nghệ trong doanh nghiệp trên quy mô quốc gia. Cụ thể: Nhóm thực hiện đã tính toán chọn mẫu
điều tra, xây dựng phương án điều tra và đã điều tra, khảo sát trên 821 doanh nghiệp ngành chế biến chế
tạo ở các tỉnh, thành phố lớn tập trung nhiều doanh nghiệp chế biến chế tạo.
Từ kết quả xây dựng phương pháp và đánh giá thử, đã xây dựng được phần mềm đánh giá đổi mới công
nghệ trong doanh nghiệp. Kết quả của đề tài góp phần làm nên cơ sở cho những luận điểm, đánh giá, nhận
định trong các báo cáo về hoạt động đổi mới công nghệ của các ngành chế biến chế tạo, đánh giá chính xác
và toàn diện về các doanh nghiệp hoạt động đổi mới công nghệ ở lĩnh vực đó, làm cơ sở để điều chỉnh các
giải pháp, kế hoạch, hoạch định chính sách, tổ chức triển khai trên phạm vi cả nước.
Để triển khai có hiệu quả việc điều tra thu thập dữ liệu thời gian tới, nhóm đề tài Cục Ứng dụng và Phát
triển công nghệ đã đưa ra một số đề xuất các cơ chế phối hợp triển khai đối với các doanh nghiệp, các đơn
vị có liên quan.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 14803/2018) tại Cục Thông tin
Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
P.T.T (NASATI)