Trung Quốc mở rộng hoạt động nghiên cứu Nam Cực
- Thứ ba - 26/11/2019 23:07
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Năm 2019 đánh dấu kỷ niệm 60 năm Hiệp ước Nam Cực, được 12 quốc gia ký kết vào ngày 1 tháng 12 năm 1959 tại Hoa Kỳ; Trung Quốc đã ký kết từ năm 1983. Hiệp ước Nam Cực đã được 60 năm (một số công ước đã được thêm vào văn bản gốc), tránh được việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và xung đột nói chung. Nghị định thư Madrid năm 1991 nghiêm cấm mọi hoạt động liên quan đến tài nguyên khoáng sản ở Nam Cực ngoài nghiên cứu khoa học.
Hiện nay có 27 quốc gia tiến hành thí nghiệm nghiên cứu trong khoảng 50 trạm tại Nam Cực. 4.000 nhà khoa học tham gia trong thời gian mùa hè. Các lĩnh vực nghiên cứu tại đây có rất nhiều: hải dương học, sinh học, địa vật lý, khí hậu, khí tượng học, đa dạng sinh học, địa chấn học, từ trường trên mặt đất, y học (ví dụ về sự lan truyền của virus), hoặc vật lý thiên văn.
Hoạt động khoa học của Trung Quốc trong khu vực
Trung Quốc năm nay có chuyến thám hiểm khoa học thứ 35 ở Nam Cực và hiện đang xây dựng cơ sở nghiên cứu thứ 5. Trung Quốc đã xây dựng xong 4 cơ sở nghiên cứu trên lục địa: Vạn Lý Trường Thành, Trung Sơn, Côn Lôn và Taishan. Lâu đời nhất là Vạn Lý Trường Thành, được thành lập năm 1985, một năm sau chuyến thám hiểm Nam Cực đầu tiên của Trung Quốc. Các cơ sở khác được thành lập liên tiếp vào năm 1989, 2009 và 2014. Cở sở thứ 5 sẽ hoạt động vào năm 2022, nhưng hoạt động của nó có điều kiện dựa trên đánh giá quốc tế đang diễn ra. Trung Quốc bắt đầu xây dựng cơ sở nghiên cứu thứ 5 từ năm 2017 và đã thực hiện một số công việc trong khoảng thời gian ngắn vào đầu năm nay.
Nghiên cứu ở Nam Cực được điều phối từ Viện nghiên cứu vùng cực của Trung Quốc, được thành lập năm 1989 tại Thượng Hải.
Trung Quốc đã thực hiện chuyến thám hiểm khoa học thứ 35 tới Nam Cực năm 2019 (chuyến thám hiểm kéo dài 4 tháng, từ tháng 1 đến tháng 4). Trung Quốc đặt mục tiêu trở thành một trong những "cường quốc Nam Cực", cùng với Nga, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Trung Quốc đã tăng cường đầu tư cho các chương trình ở Nam Cực, thêm chi tiêu cho hậu cần, cơ sở hạ tầng và nghiên cứu. Việc đưa vào hoạt động một tàu phá băng thứ hai, Xuelong 2 (Rồng tuyết), là bước tiến mới về công nghệ nghiên cứu Nam Cực của nước này. Nhiệm vụ đầu tiên của nó sẽ là chuyến thám hiểm thứ 36 đến Nam Cực vào đầu năm tới. Lợi ích của Trung Quốc trong khu vực Nam Cực là khoa học, nhưng cũng kết hợp du lịch và vận tải. Các công bố khoa học của Trung Quốc về Nam Cực cũng đã tăng nhanh chóng.
P.A.T (NASATI), theo Xinhua