Lựa chọn mô hình và đánh giá tác động của chính sách thuế đối với Kinh tế Xã hội

Một nền kinh tế muốn phát triển ổn định và bền vững thì phải có sự can thiệp của chính phủ thông qua chính sách tài khóa hoặc chính sách tiền tệ. Do đó, Chính phủ phải theo đuổi và đưa ra các chính sách cần thiết nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa có tác động trong kích thích tổng cầu, phục hồi nền kinh tế. Trong chính sách tài khóa có thể kể đến hai công cụ thường được sử dụng đó là thuế và chi tiêu công. Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng và hiệu quả của nền kinh tế. Thông qua chính sách thuế, Nhà nước khuyến khích đầu tư, phát triển sản uư tiên đối với những mặt hàng, ngành nghề, lĩnh vực cần được ưu đãi và khuyến khích tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; đồng thời hạn chế đầu tư, sản uư tiên đối với những ngành nghề Nhà nước chủ trương thu hẹp. Hơn nữa, thuế là nguồn thu chính của Ngân sách Nhà nước, chủ yếu phục vụ cho các khoản chi tiêu công, nhằm gia tăng các dich vụ công, là điều kiện để phát triển kinh tế và tăng phúc lợi hội cho toàn dân.

Hiện nay, các quốc gia thƣờng theo đuổi chính sách thuế với mục tiêu đem lại nhiều lợi ích cho kinh tế - hội (Stoilova, 2017). Theo đó, chính sách thuế không chỉ nhằm mục đích để huy động các khoản kinh phí cần thiết cho chi tiêu của chính phủ, nâng cao phúc lợi hội mà còn góp phần vào việc thu hút vốn cho nền kinh tế, ổn định kinh tế - hội, phân bổ nguồn lực, và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Hiệu quả của chính sách thuế mang lại đối với từng quốc gia có sự khác nhau, bởi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố cũng như nội dung của chính sách thuế tại quốc gia đó.

Như vậy xét về góc độ kinh tế, thuế tác động đến các mặt như sau: (i) Đảm bảo thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý; (ii) tạo được việc làm đầy đủ cho người lao động; (iii) ổn định giá cả, tiền tệ, chống lạm phát; (iv) cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Xét về góc độ hội, thuế tác động đến những mặt sau: (i) Sự tuân thủ thuế; (ii) tỷ lệ th t nghiệp; (iii) mức độ phân hóa thu nhập.

Nhận thấy được những hạn chế trong thực tiễn cũng như qua các nghiên cứu trước, đây cũng là một vấn đề cấp thiết cả về lý luận cũng như thực tiễn, Cơ quan chủ trì Trường Đại học tài chính-Marketing cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh thực hiện nghiên cứu “Lựa chọn mô hình và đánh giá tác động của chính sách thuế đối với Kinh tế Xã hội” với mục tiêu: Nghiên cứu đánh giá tác động của chính sách thuế đối với kinh tế hội tại Việt Nam.

Nghiên cứu này sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng với các kỹ thuật khảo sát, phân tích, so sánh… nhằm đánh giá thực trạng của chính sách thuế và tác động của chính sách thuế đến kinh tế hội tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu định lượng với kỹ thuật phân tích hồi qui được sử dụng nhằm đo lường và kiểm định sự tác động của chính sách thuế đối với kinh tế xã hội tại Việt Nam. Cụ thể, nghiên cứu sử dụng mô hình Tiếp cận phân phối trễ tự hồi quy (ARDL) nhằm đảm bảo độ tin cậy hơn các mô hình khác trong điều kiện đặc thù dữ liệu thời gian ngắn như Việt Nam (Pahlavani, 2005). Mặt khác, mô hình ARDL cho phép nghiên cứu tác động của chính sách thuế đến phát triển kinh tế hội tại Việt Nam trong cả ngắn và dài hạn, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách thuế và các nội dung liên quan như: làm rõ một số khái niệm, mục tiêu, vai trò của chính sách thuế, những nội dung cơ bản quy trình ây dựng chính sách thuế hiệu quả; đồng thời, tác giả cũng nghiên cứu, lược khảo các mô hình đánh giá tác động của chính thuế đến kinh tế hội của một số quốc gia trên thế giới… từ đó rút ra mô hình nghiên cứu phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế hội của Việt Nam… Mặt khác, để giúp cho việc đánh giá tác động của chính sách thuế đến kinh tế hội được đầy đủ thì nhóm nghiên cứu đã sử dụng nhiều chuổi dữ liệu và nhiều mô hình tương ứng với chuỗi dữ liệu để đảm bảo tính khách quan của kết quả nghiên cứu.

Đề tài đã phân tích, đánh giá thực trạng chính sách thuế hiện hành. Phân tích định tính tác động của thuế tiêu dùng lên giá cả hành hóa dịch vụ; tác động thuế thu nhập lên tiền lương, thuế xuất khẩu; nhập khẩu lên hoạt động nhập khẩu. Từ đó, nhận định những kết quả đạt được, những tồn tại của các sắc thuế, với kết quả này sẽ là cơ sở khoa học cho việc đề uư tiên giải pháp hoàn thiện các sắc thuế trong thời gian tới.

Trong việc đánh giá tác động của chính sách thuế đến kinh tế Việt Nam, đề tài không chỉ dừng lại ở phân tích một mô hình, mà sử dụng nhiều mô hình với nhiều chuổi dữ liệu để kiểm định sự tác động của từng sắc thuế của từng cấu trúc thuế lên kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam bị tác động bởi chính sách thuế tổng thể, rồi tăng trưởng kinh tế còn bị tác động bởi cấu trúc thuế như thuế tiêu dùng, thuế thu nhập.

Trong việc đánh giá tác động của chính sách thuế đến tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam, đề tài đã sử dụng dữ liệu chuổi thời gian của Việt Nam giai đoạn 1990-2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam bị tác động cùng chiều bởi Thuế tiêu dùng và bị tác động ngược chiều bởi thuế thu nhập. Ngoài ra trong kết quả phân tích định tính cho thấy chính sách thuế tác đến tỷ lệ hộ nghèo còn có độ trể lớn. Cũng trong phân tích về chính sách thuế tác động đến hội thì đề tài đã phân tích thêm sự tác động của chính sách thuế đến tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam bị tác động ngược chiều bởi thu thuế trong dài hạn với dữ liệu bảng được thu thập từ 58 tỉnh thành của Việt Nam giai đoạn 2007-2017.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 18022/2019) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Đ.T.V (NASATI)