Sự khác biệt đáng kể trong việc sử dụng dịch vụ y tế từ xa, đặc biệt là giữa những bệnh nhân lớn tuổi và chăm sóc tại chỗ

Sau 'COVID-19', thuật ngữ mà hầu hết mọi người sẽ nhớ nhất từ ​​năm 2020 có thể sẽ là 'giãn cách xã hội'. Mặc dù nó được áp dụng phổ biến nhất đối với các cuộc tụ tập xã hội với gia đình và bạn bè, nhưng nó đã ảnh hưởng đến cách nhiều người được chăm sóc y tế. Trong lịch sử, Hoa Kỳ đã tương đối chậm chạp trong việc áp dụng rộng rãi dịch vụ y tế từ xa, chủ yếu nhấn mạnh vào việc thăm khám trực tiếp.

Nhưng đại dịch COVID-19, đặc biệt là thời điểm mùa xuân năm 2020, đòi hỏi phải tăng cường sử dụng khám bệnh qua điện thoại, qua mạng, thậm chí khiến cho Trung tâm Trung tâm Dịch vụ Medicare và Medicaid (CMS - Cơ quan điều phối chương trình bảo hiểm y tế cho người cao tuổi và người nghèo của Chính phủ Mỹ) nới lỏng một số quy định của mình, chủ yếu đối với dịch vụ chăm sóc sức khỏe lâm sàng từ xa cho người bệnh thông qua video. Những thay đổi quy mô lớn này đã làm cho y tế từ xa trở nên phổ biến hơn theo cấp số nhân so với thời điểm đầu năm 2020.

Trong khi điều này là tích cực đối với những người không muốn trì hoãn hoặc bỏ qua việc chăm sóc y tế do đại dịch, nhưng một nghiên cứu mới do các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Y Perelman - Đại học Pennsylvania thực hiện, được công bố trên tạp chí JAMA Network Open gần đây đã phát hiện ra rất nhiều những bất bình đẳng đáng kể, đặc biệt theo chủng tộc/dân tộc, tình trạng kinh tế xã hội, tuổi tác và khi ai đó cần sử dụng một ngôn ngữ không phải tiếng Anh.

Tác giả chính của nghiên cứu, Srinath Adusumalli, trợ lý giáo sư về y học tim mạch, phó giám đốc thông tin y tế của Hệ thống Y tế - Trường Đại học Pennsylvania về sức khỏe kết nối, cho biết: “Khi chúng tôi bắt đầu thiết lập những cách thức mới để chăm sóc bệnh nhân của mình thông qua y tế từ xa (hệ thống chẩn đoán bệnh từ xa), điều quan trọng là chúng tôi phải làm cho nền tảng cách thức chăm sóc mới này phải trở nên công bằng hơn. Chúng tôi hy vọng rằng các cơ quan quản lý và tổ chức chi trả nhận ra những bất bình đẳng tiềm ẩn, được đưa ra bởi các chính sách mà họ tạo ra - nó có thể bao gồm việc không hoàn tiền đối với các lần khám bệnh qua điện thoại và dẫn đến thiếu khả năng tiếp cận chăm sóc y tế cho các nhóm bệnh nhân cụ thể, đặc biệt là những người bị ảnh hưởng không tương xứng bởi các sự kiện diễn ra như dịch bệnh COVID-19”.

Các nhà nghiên cứu, bao gồm tác giả chính của nghiên cứu, tiến sỹ Lauren Eberly, nghiên cứu viên lâm sàng về y học tim mạch, đã kiểm tra dữ liệu của gần 150.000 bệnh nhân thuộc một hệ thống y tế học thuật lớn. Tất cả những bệnh nhân này trước đó đã được lên lịch khám chuyên khoa cấp cứu hoặc chăm sóc ban đầu từ ngày 16 tháng 3 đến ngày 11 tháng 5 năm 2020. Khoảng thời gian này trùng với đợt bùng phát mạnh coronavirus đầu tiên và cũng trong bối cảnh phải thực hiện lệnh ở nhà theo khu vực để chống dịch bệnh Covid-19

Dữ liệu cho thấy, trong số những bệnh nhân đã đến khám bệnh theo lịch trình trước đó, có hơn một nửa, khoảng 81.000 người (54%), đã thực hiện thăm khám bệnh thông qua dịch vụ y tế từ xa. Và trong phân khúc đó, chưa đến một nửa, gần 36.000 người (46%) có lượt truy cập thăm khám được thực hiện qua video. Khi những lần thăm khám này được chia nhỏ theo đặc điểm của bệnh nhân, một số bất bình đẳng rõ ràng đã được nhận thấy.

Nhìn chung, những bệnh nhân trên 55 tuổi và những người 75 tuổi có tỷ lệ tham gia thành công dịch vụ chăm sóc y tế từ xa ít hơn lần lượt là 25% và 33% so với những bệnh nhân bình thường. Những người được xác định là người châu Á ít có khả năng thực hiện một cuộc khám bệnh từ xa là khoảng 31%, và những người không nói được tiếng Anh là hơn 16%. Sử dụng Medicaid dành cho bảo hiểm cũng làm cho bệnh nhân ít có khả năng tiến hành khám bệnh từ xa thành công là 7%.

Phụ nữ ít có khả năng tham gia vào video hơn 8% so với nam giới, bệnh nhân Latinx ít hơn 10% so với bệnh nhân Da trắng và người Da mầu ít hơn 35% so với người Da trắng. Những bệnh nhân có thu nhập hộ gia đình thấp hơn cũng ít có khả năng thực hiện một cuộc thăm khám bệnh qua video, với những bệnh nhân kiếm được dưới 50.000 đô la có khả năng thấp hơn là 43%.

Mặc dù có sự nới lỏng của các quy định CMS xung quanh các dịch vụ y tế từ xa bằng video sớm trong đại dịch nhưng điều quan trọng là phải xem xét chế độ y tế từ xa đó theo cấp độ sử dụng dịch vụ này. CMS gần đây cũng đã cố gắng làm cho việc tiếp cận dịch vụ y tế từ xa dựa trên cuộc gọi điện thoại dễ dàng hơn từ góc độ là sẽ bồi hoàn cho bệnh nhân.

Các nhà nghiên cứu tin rằng phát hiện của họ cho thấy cần phải có sự cân nhắc bình đẳng đối với tất cả các hình thức y tế từ xa trong tương lai.

Eberly nói: “Điều tối quan trọng là sự tương đương về thanh toán hoàn chỉnh cho tất cả các loại khám bệnh từ xa, bởi tất cả những người trả tiền bảo hiểm, phải được đảm bảo vĩnh viễn. Việc hoàn trả ít hơn cho các cuộc thăm khám qua điện thoại có thể gây tổn hại một cách không cân xứng và bất công cho các phòng khám và nhà cung cấp chăm sóc bệnh nhân thiểu số và bệnh nhân nghèo hơn”.

P.T.T (NASATI), theo https://medicalxpress.com/news/2020-12-significant-disparities-telemedicine-older-poc.html, 30/12/2020