Nghiên cứu quy trình ứng dụng một số kỹ thuật hồi sức hô hấp hiện đại trong cấp cứu điều trị bệnh nhân suy hô hấp cấp nặng nhằm đối phó với dịch cúm
Cập nhật vào: Thứ tư - 26/02/2020 03:05
Cỡ chữ
Đề tài “Nghiên cứu quy trình ứng dụng một số kỹ thuật hồi sức hô hấp hiện đại trong cấp cứu điều trị
bệnh nhân suy hô hấp cấp nặng nhằm đối phó với dịch cúm” (Tổ chức chủ trì: Bệnh viện Bạch Mai;
Tác giả thực hiện đề tài: PGS.TS Nguyễn Quốc Anh - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai và các cộng sự) đã
xây dựng được các chỉ định, quy trình kỹ thuật thở máy NAVA, quy trình thở máy đo áp lực thực quản,
quy trình lọc máu OXIRIS, quy trình ECMO tĩnh mạch - tĩnh mạch ở bệnh nhân ARDS - Phát triển được
các kỹ thuật hồi sức chuyên sâu ở các bệnh nhân suy hô hấp cấp nặng - Tương lai có thể chuyển giao các
kỹ thuật cho các bệnh viện có đủ điều kiện về cơ sở vật chất và con người.
Lịch sử thế giới đã trải qua nhiều đại dịch cúm nguy hiểm, gây bệnh lan rộng nhiều vùng lãnh thổ, cho
nhiều người, làm thiệt hại rất lớn về người và của. Nguyên nhân tử vong chủ yếu do do tổn thương phổi
nặng dẫn đến suy hô hấp nặng và rất nặng không giải quyết được bằng máy thở. Vi rút cúm A/H7N9 là
một chủng mới, có nguồn gốc gen từ vi rút cúm gia cầm và một số loài chim, có khả năng gây nhiễm cho
người dẫn đến viêm phổi nặng tiến triển nhanh, tỉ lệ tử vong cao.
Vì vậy, việc triển khai ngay đề tài khoa học và công nghệ cấp nhà nước: “Nghiên cứu quy trình ứng dụng
một số kỹ thuật hồi sức hô hấp hiện đại trong cấp cứu điều trị bệnh nhân suy hô hấp cấp nặng nhằm đối
phó với dịch cúm" là hết sức cấp bách và cần thiết nhằm mục tiêu:
1. Nghiên cứu hiệu quả của phương thức thở máy NAVA trên bệnh nhân thông khí nhân tạo
2. Nghiên cứu hiệu quả của kỹ thuật điều chỉnh các thông số máy thở thông qua áp lực thực quản.
3. Nghiên cứu hiệu quả lọc máu hấp phụ với màng lọc oXiris trong điều trị bệnh nhân suy hô hấp cấp tiến
triển.
4. Nghiên cứu hiệu quả của kỹ thuật tim phổi nhân tạo tại giường (ECMO) cho các bệnh nhân suy hô hấp
không đáp ứng với máy thở.
Các nội dung nghiên cứu đặt ra có ý nghĩa thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của lâm sàng, giúp
cho các cơ sở y tế trong cả nước có cơ sở khoa học rõ ràng để tiếp cận, ứng dụng kỹ thuật hồi sức hô hấp
hiện đại góp phần giúp y học trong nước theo kịp và hội nhập với khu vực và trên thế giới.
Nghiên cứu đã xây dựng đƣợc các quy trình kỹ thuật thở máy NAVA, thở máy điều chỉnh PEEP thông
qua áp lực thực quản, lọc máu hấp phụ quả OXIRIS và ECMO tĩnh mạch tĩnh mạch ở bệnh nhân suy hô
hấp cấp tiến triển nặng, hoàn chỉnh cả về chỉ định kỹ thuật và theo dõi trong cấp cứu điều trị nhiều bệnh
nặng hiểm nghèo và khá phổ biến, thực sự góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe của nhân
dân, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là khoa học và khách quan: các thiết bị sử dụng đều là các thiết bị hiện
đại, các tiêu chuẩn chẩn đoán, các quy trình kỹ thuật và các chỉ tiêu nghiên cứu được thống nhất và cập
nhật theo tiêu chuẩn quốc tế, tiếp thu được thành tựu khoa học y học hiện đại. - Mẫu nghiên cứu đủ lớn
(lớn hơn dự tính trong đề cương nghiên cứu). - Các số liệu được xử lý theo thuật toán thống kê y học, đúng
phương pháp đảm bảo độ tin cậy. Do đó kết quả nghiên cứu thu được có độ tin cậy rất lớn. Các công trình
công nghệ đƣa ra dựa trên cơ sở khoa học và kinh nghiệm của các nước tiên tiến kết hợp với những đúc
kết từ kết quả nghiên cứu thực tiễn của đề tài là hết sức có giá trị để ứng dụng trong nước và có tính ổn định
cao.
Kết quả về chuyển giao công nghệ
Trong thời gian thực hiện đề tài, nhờ có sự hỗ trợ từ đề tài, các quy trình kỹ thuật đã đƣợc hoàn thiện và
ứng dụng thường quy trong công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai, số bệnh nhân đƣợc hƣởng
các kỹ thuật hồi sức hô hấp hiện đại tăng lên theo các năm tại khoa hồi sức tích cực. - Trong thời gian tới,
các kỹ thuật hồi sức thở máy NAVA, thở máy điều chỉnh PEEP thông qua áp lực thực quản, lọc máu hấp
phụ quả OXIRIS và ECMO tĩnh mạch tĩnh mạch sẽ đƣợc chuyển giao đến các bệnh viện có cơ sở vật chất
đáp ứng đƣợc các yêu cầu để triển khai kỹ thuật.
Về đào tạo và nâng cao trình độ sau đại học
Trong quá trình thực hiện đề tài đã giúp 150 bác sỹ chuyên khoa cấp I, II, thạc sỹ, tiến sỹ có cơ hội học tập
về kỹ thuật lọc máu hiện đại tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai. Đề tài trực tiếp đào tạo được:
Tiến sĩ: 03 Thạc sỹ: 05.
Về hiệu quả kinh tế, xã hội
Việc nghiên cứu ứng dụng thành công các kỹ thuật lọc máu hiện đại đã mang lại hiệu quả lớn về kinh tế xã
hội. Về xã hội: Việc ứng dụng thành công các công nghệ kỹ thuật hồi sức hiện đại cho thấy ngành hồi sức
cấp cứu và chống độc Việt Nam đã theo kịp các bước tiến bộ về khoa học và công nghệ của các nước
trong khu vực cũng như trên thế giới. Với thành công đó đã cải thiện rất rõ chất lượng cấp cứu điều trị
nhiều bệnh nặng hiểm nghèo khá phổ biến. Làm giảm rõ rệt tỷ lệ tử vong và biến chứng với tổng kết trước
đó 5 - 10 năm. Từ đó tạo được niềm tin cho người bệnh, cho nhân dân trong cả nước.
Về mặt kinh tế: Ứng dụng thành công các quy trình kỹ thuật hồi sức hiện đại đã giúp cứu sống nhiều người
bệnh hiểm nghèo, giảm biến chứng tàn phế, giảm ngày điều trị từ đó giảm chi phí cho chăm sóc y tế, giúp
người bệnh trở lại cộng đồng lao động và học tập cống hiến cho gia đình và cộng đồng. - Hạn chế bệnh
nhân sang các nước điều trị, tiết kiệm được nguồn ngân sách đáng kể.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu tại Cục Thông tin KHCNQG.
P.A.T (NASATI)