Nghiên cứu khả năng mang DNA và dung hợp với tế bào biểu mô của các vi thể từ tế bào hồng cầu người nhằm xây dựng hệ thống chuyển gene bằng vi thể
Cập nhật vào: Thứ năm - 05/09/2019 03:12
Cỡ chữ
Trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2017, nhóm nghiên cứu tại Học Viện Nông nghiệp Việt Nam đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng mang DNA và dung hợp với tế bào biểu mô của các vi thể từ tế bào hồng cầu người nhằm xây dựng hệ thống chuyển gene bằng vi thể”. Chủ nhiệm đề tài là ông Nguyễn Đức Bách.
Đề tài đã khảo sát và xác định được các điều kiện cảm ứng để thu nhận MV từ tế bào hồng cầu. Bằng cách sử dụng các kỹ thuật hiện đại nhất để nghiên cứu các quá trình động học trong quá trình hình thành vi thể bằng đánh dấu huỳnh quang, vận chuyển phosphatidylserine (PS) từ lớp màng trong ra lớp màng ngoài. Kết quả có ý nghĩa trong nghiên cứu cơ bản các quá trình hình thành vi thể, tách và dung hợp màng, tương tác tế bào, quá trình tự chết (apoptosis). Việc xác định đặc điểm gắn kết tế bào của phosphatidylserine trên bề mặt vi thể có ý nghĩa quan trọng trong tương tác và dung hợp tế bào và giải thích cho các quá trình kết dính, ngưng kết tế bào hay hình thành huyết khối.
Nghiên cứu tách vi thể, xác định các đặc điểm vật lý, hóa sinh của vi thể đều là những nghiên cứu mới, đã gợi ý khả năng mang DNA trong quá trình tương tác tế bào và sử dụng vi thể làm công cụ để mang DNA cũng như các phân tử khác để chuyển vào các tế bào khác nhau trong cơ thể. Các quy trình cảm ứng, phân lập vi thể và xác định các đặc điểm vật lý của vi thể đã đưa ra tiềm năng ứng dụng vi thể trong y học để vận chuyển DNA, thuốc và các phân tử khác để chẩn đoán và điều trị ung thư. Đây là đặc điểm mới quan trọng của các nghiên cứu về vi thể ở tế bào hồng cầu người.
Cho đến nay chưa có quy trình chuẩn để gắn DNA, protein hay các phân tử có hoạt tính sinh học vào vi thể. Tất cả các thử nghiệm chủ yếu dựa vào các cơ sở vật lý và hóa học như: sử dụng tích điện trái dấu, sốc nhiệt hay xung điện. Việc đưa DNA vào vi thể cũng như liposome trong nghiên cứu này được thử nghiệm bởi nhiều phương pháp và điều kiện khác nhau, trong đó phương pháp xung điện và gắn thông qua tương tác với Ca2+ tương đối hiệu quả. Đây là những thử nghiệm ban đầu làm cơ sở cho các thử nghiệm tiếp theo.
Nghiên cứu tách vi thể, xác định các đặc điểm vật lý, hóa sinh của vi thể đều là những nghiên cứu mới, đã gợi ý khả năng mang DNA trong quá trình tương tác tế bào và sử dụng vi thể làm công cụ để mang DNA cũng như các phân tử khác để chuyển vào các tế bào khác nhau trong cơ thể. Các quy trình cảm ứng, phân lập vi thể và xác định các đặc điểm vật lý của vi thể đã đưa ra tiềm năng ứng dụng vi thể trong y học để vận chuyển DNA, thuốc và các phân tử khác để chẩn đoán và điều trị ung thư. Đây là đặc điểm mới quan trọng của các nghiên cứu về vi thể ở tế bào hồng cầu người.
Nghiên cứu sự tương tác giữa MV and liposomes với các tế bào đích: thử nghiệm sự tương tác tế bào giữa vi thể, liposome với tế bào đích (biểu mô, THP1, COS7). Đây là phần nghiên cứu hoàn toàn mới, chưa từng được thử nghiệm đối với vi thể có nguồn gốc từ tế bào hồng cầu. Kết quả này gợi ý về khả năng sử dụng vi thể để làm vật mang để chuyển DNA hay các phân tử mong muốn vào tế bào đích. Ý tưởng mở ra khả năng sử dụng vi thể để chẩn đoán và điều trị cho chính bản thân người bệnh nhân. Mặc dù hiệu quả biểu hiện gen sử dụng vi thể ở các tế bào đích thử nghiệm bao gồm tế bào biểu mô, đại thực bào (THP1) và tế bào ung thư COS7 vẫn còn chưa ổn định. Nhưng kết quả từ nghiên cứu (mặc dù số liệu chưa công bố) đã gợi ý khả năng áp dụng vi thể để làm vật liệu vận chuyển không chỉ DNA mà còn có thể nhiều phân tử khác.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 13624/2017) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
N.P.D (NASATI)