Cảm xúc tác động đến hệ miễn dịch như thế nào?
Cập nhật vào: Thứ sáu - 11/01/2019 09:10
Cỡ chữ
Nghiên cứu mới cung cấp bằng chứng mới cho thấy rằng việc thường xuyên có những cảm xúc tiêu cực có thể có tác động lớn đến hệ thống miễn dịch của chúng ta.
Bạn có thường xuyên cảm thấy buồn hay tức giận? Điều này có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn phản ứng, các nhà nghiên cứu cảnh báo.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu luôn gặp phải các vấn gây căng thẳng, lo lắng và tâm trạng tiêu cực nói chung sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất.
Một bài viết đăng tải trên tạp chí Medical News Today đưa tin vào năm ngoái cũng cho thấy các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng căng thẳng mãn tính có tác động tiêu cực đến trí nhớ. Ngoài ra, cảm giác đau khổ có thể làm tăng nguy cơ biến cố tim mạch, chẳng hạn như đột quỵ.
Giờ đây, một nghiên cứu do các chuyên gia Trường Đại học Pennsylvania State thuộc State College do phó giáo sư Jennifer Graham-Engeland đúng đầu đã phát hiện ra rằng tâm trạng tiêu cực có thể thay đổi cách thức hoạt động của phản ứng miễn dịch và chúng có liên quan đến việc tăng nguy cơ bị viêm nặng hơn. Những phát hiện này đã được đăng trên tạp chí Brain, Behavior, and Immunity mới đây.
Nhóm nghiên cứu đã thu thập dữ liệu cho nghiên cứu bằng phương pháp tiếp cận mô hình 2 lớp. Họ đã sử dụng bảng câu hỏi điều tra yêu cầu người tham gia ghi lại cảm xúc thật của họ theo thời gian và khoảng khắc. Những đánh giá này diễn ra trong khoảng 2 tuần và cho phép nhóm nghiên cứu lập biểu đồ hồ sơ cảm xúc của người tham gia. Họ cũng đánh giá phản ứng miễn dịch của những người này bằng cách xét nghiệm máu của họ và tìm kiếm các dấu hiệu viêm.
Tình trạng viêm xảy ra tự nhiên, là một phần của phản ứng miễn dịch, khi cơ thể phản ứng với nhiễm trùng hoặc vết thương. Tuy nhiên, mức độ viêm nặng có liên quan đến thể trạng sức khỏe kém và một loạt các căn bệnh mãn tính, chẳng hạn như viêm khớp.
Graham-Engeland và nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng những người trải qua tâm trạng tiêu cực nhiều lần mỗi ngày trong thời gian dài có xu hướng có mức sinh khối viêm cao hơn trong máu. Nhóm nghiên cứu cũng lưu ý rằng khi họ thu thập các mẫu máu từ những người tham gia ngay sau khi họ trải qua cảm xúc tiêu cực như buồn bã hoặc tức giận, các dấu hiệu sinh học biểu thị tình trạng viêm cũng xuất hiện nhiều hơn trong máu.
Tuy nhiên, nếu người tham gia trải qua tâm trạng tích cực - ngay cả trong một thời gian ngắn trước khi lấy mẫu máu - cho thấy mức độ viêm thấp hơn. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với những người tham gia trong nghiên cứu này là nam giới, các nhà điều tra chỉ định.
Nhóm nghiên cứu tự tin rằng nghiên cứu của họ bổ sung bằng chứng quan trọng liên quan đến tác động của ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe bởi điều đặc biệt là những người tham gia nghiên cứu này thuộc nhiều thành phần dân tộc, chủng tộc, nghề nghiệp và mức độ kinh tế xã hội khác nhau.
“Tuy nhiên, để kết quả nghiên cứu độ tin cậy cao, nhóm nghiên cứu cho biết họ sẽ cần sao chép các kết quả này và tiếp tục trong các nghiên cứu tiếp theo. Trong tương lai, họ hy vọng các chuyên gia đưa ra các chiến lược tốt hơn để cải thiện tâm trạng, nghiên cứu bổ sung để hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa ảnh hưởng và viêm, từ đó có thể thúc đẩy các can thiệp tâm lý xã hội mới để giúp tăng cường sức khỏe và giúp phá vỡ một chu kỳ có thể dẫn đến viêm mãn tính, tàn tật và bệnh tật” Jennifer Graham-Engeland, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
P.T.T (NASATI), theo https://www.medicalnewstoday.com/articles/324090.php, 06/01/2018