Việt Nam - Nhật Bản hợp tác đào tạo sinh viên khoa học công nghệ
Cập nhật vào: Thứ ba - 05/03/2019 20:31 Cỡ chữ
Ngày 4/3/2019, tại Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội phối hợp với Trường Đại học Niigata (Nhật Bản) tổ chức Diễn đàn G-DORM về Đào tạo Khoa học Công nghệ quốc tế thông qua mạng lưới hợp tác với các trường đại học trong khu vực sông Mê Kông.
Đây là hoạt động nằm trong chương trình trao đổi sinh viên ngắn hạn G-DORM giữa Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường Đại học Niigata, diễn ra từ ngày 21/2 - 4/3/2019.
Giáo sư Nozomu Tsuboi, Phó Trưởng Khoa Kỹ thuật (Trường Đại học Niigata - Nhật Bản) cho biết: Chương trình G-DORM đã được Đại học Niigata xây dựng và triển khai từ năm 2016.
Đây là một chương trình học tập đổi mới tích cực, thông qua hoạt động trao đổi sinh viên và thực tập làm việc theo nhóm toàn cầu.
Dự án có sự tham gia hợp tác của các công ty khu vực Niigata (Nhật Bản) và các trường đại học từ các nước khu vực sông Mê Kông như Đại học Hoàng gia Phnom Penh (Campuchia), Đại học Quốc gia Lào, Đại học Chulalongkorn (Thái Lan), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Nguồn nhân lực được phát triển trong dự án này kỳ vọng sẽ góp phần thực hiện đổi mới, sáng tạo phát triển ngành công nghiệp chất lượng cao, bền vững với tầm nhìn toàn cầu, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của các nước ASEAN +3 và hình thành khuôn khổ giáo dục đại học ở châu Á.
Chương trình trao đổi sinh viên G-DORM ngắn hạn lần này tại Hà Nội gồm 12 sinh viên đến từ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và 16 sinh viên từ Đại học Niigata, tạo thành một nhóm sinh viên đa ngành, đa quốc gia để tiến hành các hoạt động làm việc nhóm, tham quan và tìm hiểu hoạt động của 2 công ty Nhật Bản tại Việt Nam.
Đặc điểm nổi bật của chương trình này là sinh viên được học tập dựa trên các vấn đề thực tế.
Cụ thể, các sinh viên nhận được các bài giảng, học tập thực tế và thảo luận nhóm để tích lũy kiến thức về tiềm năng và thách thức của các công ty Nhật Bản khi mở rộng kinh doanh ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo hàng đầu của các công ty cũng cung cấp cho sinh viên về tầm nhìn hiện tại và tương lai của các công ty Nhật Bản tại Việt Nam.
So với chương trình thực tập chung chỉ cung cấp kiến thức về đào tạo nghề, hình thức thực tập làm việc theo nhóm này là cơ hội để sinh viên học hỏi, tích lũy những bài học thành công trong kinh doanh của các công ty có quy mô toàn cầu, đặc biệt là các công ty Nhật Bản, tạo điều kiện để sinh viên dễ dàng tìm kiếm nghề nghiệp trong tương lai.
Ngoài ra, sinh viên có thể hiểu các vấn đề và nhu cầu khác nhau của các quốc gia khác nhau từ góc độ hợp tác khu vực.
Diễn đàn G-DORM về Đào tạo Khoa học Công nghệ quốc tế thông qua mạng lưới hợp tác được Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức nhằm tạo điều kiện để các sinh viên Việt Nam và Nhật Bản thể hiện kiến thức, những điều học được qua chương trình trao đổi sinh viên ngắn hạn lần này.
Tại Diễn đàn, các chuyên gia đến từ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường Đại học Niigata (Nhật Bản) đã có bài phân tích sâu về vấn đề đào tạo Khoa học Công nghệ trong thời đại toàn cầu hóa.
Các nhóm sinh viên cũng đã đưa ra gợi ý về tầm nhìn kinh doanh trong tương lai của các công ty nước ngoài tại Việt Nam, phân tích yếu tố khách quan, cơ hội và thách thức trong việc mở rộng kinh doanh tại Việt Nam cho các công ty; xem xét những đóng góp của công ty cho sự phát triển của ngành trong tương lai.
Việt Hà/TTXVN
Lượt xem: 2025
In bài viết
Đây là hoạt động nằm trong chương trình trao đổi sinh viên ngắn hạn G-DORM giữa Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường Đại học Niigata, diễn ra từ ngày 21/2 - 4/3/2019.
Giáo sư Nozomu Tsuboi, Phó Trưởng Khoa Kỹ thuật (Trường Đại học Niigata - Nhật Bản) cho biết: Chương trình G-DORM đã được Đại học Niigata xây dựng và triển khai từ năm 2016.
Đây là một chương trình học tập đổi mới tích cực, thông qua hoạt động trao đổi sinh viên và thực tập làm việc theo nhóm toàn cầu.
Dự án có sự tham gia hợp tác của các công ty khu vực Niigata (Nhật Bản) và các trường đại học từ các nước khu vực sông Mê Kông như Đại học Hoàng gia Phnom Penh (Campuchia), Đại học Quốc gia Lào, Đại học Chulalongkorn (Thái Lan), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Nguồn nhân lực được phát triển trong dự án này kỳ vọng sẽ góp phần thực hiện đổi mới, sáng tạo phát triển ngành công nghiệp chất lượng cao, bền vững với tầm nhìn toàn cầu, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của các nước ASEAN +3 và hình thành khuôn khổ giáo dục đại học ở châu Á.
Chương trình trao đổi sinh viên G-DORM ngắn hạn lần này tại Hà Nội gồm 12 sinh viên đến từ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và 16 sinh viên từ Đại học Niigata, tạo thành một nhóm sinh viên đa ngành, đa quốc gia để tiến hành các hoạt động làm việc nhóm, tham quan và tìm hiểu hoạt động của 2 công ty Nhật Bản tại Việt Nam.
Đặc điểm nổi bật của chương trình này là sinh viên được học tập dựa trên các vấn đề thực tế.
Cụ thể, các sinh viên nhận được các bài giảng, học tập thực tế và thảo luận nhóm để tích lũy kiến thức về tiềm năng và thách thức của các công ty Nhật Bản khi mở rộng kinh doanh ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo hàng đầu của các công ty cũng cung cấp cho sinh viên về tầm nhìn hiện tại và tương lai của các công ty Nhật Bản tại Việt Nam.
So với chương trình thực tập chung chỉ cung cấp kiến thức về đào tạo nghề, hình thức thực tập làm việc theo nhóm này là cơ hội để sinh viên học hỏi, tích lũy những bài học thành công trong kinh doanh của các công ty có quy mô toàn cầu, đặc biệt là các công ty Nhật Bản, tạo điều kiện để sinh viên dễ dàng tìm kiếm nghề nghiệp trong tương lai.
Ngoài ra, sinh viên có thể hiểu các vấn đề và nhu cầu khác nhau của các quốc gia khác nhau từ góc độ hợp tác khu vực.
Diễn đàn G-DORM về Đào tạo Khoa học Công nghệ quốc tế thông qua mạng lưới hợp tác được Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức nhằm tạo điều kiện để các sinh viên Việt Nam và Nhật Bản thể hiện kiến thức, những điều học được qua chương trình trao đổi sinh viên ngắn hạn lần này.
Tại Diễn đàn, các chuyên gia đến từ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường Đại học Niigata (Nhật Bản) đã có bài phân tích sâu về vấn đề đào tạo Khoa học Công nghệ trong thời đại toàn cầu hóa.
Các nhóm sinh viên cũng đã đưa ra gợi ý về tầm nhìn kinh doanh trong tương lai của các công ty nước ngoài tại Việt Nam, phân tích yếu tố khách quan, cơ hội và thách thức trong việc mở rộng kinh doanh tại Việt Nam cho các công ty; xem xét những đóng góp của công ty cho sự phát triển của ngành trong tương lai.
Việt Hà/TTXVN