Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao độ phì nhiêu của đất ở trung tâm dừa Đồng Gò - Bến Tre (giai đoạn 2014-2016)
Cập nhật vào: Thứ ba - 10/09/2019 12:23
Cỡ chữ
Trong sản xuất nông nghiệp đất là tư liệu sản xuất cơ bản, phổ biến, quý báu nhất. Tư liệu sản xuất này nếu được sử dụng đúng thì nó không những không bị hao mòn mà có thể ngày một tốt hơn. Muốn sử dụng đúng đất phải đánh giá được chất lượng của chúng. Muốn xây dựng, chỉ đạo kế hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp cũng phải nắm được chất lượng đất. Khi nói về thành phần và tính chất của đất chúng ta đều có nhận xét và đánh giá từng mặt của đất. Nhưng để đánh giá tổng hợp chất lượng của đất phải có chỗ dựa vững chắc. Chỗ dựa này chính là khả năng sản xuất ra sản phẩm cây trồng. Khả năng sản xuất của đất cũng chính là nội dung chủ yếu của độ phì nhiêu đất. Độ phì nhiêu là khả năng của đất có thể thoả mãn các nhu cầu của cây về các nguyên tố dinh dưỡng, nước, đảm bảo cho hệ thống rễ của chúng có đầy đủ không khí, nhiệt và môi trường lý hoá học thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển bình thường.
Hình thái phẫu diện
Độ phì nhiêu đất đai là khả năng của đất đáp ứng nhu cầu cây trồng về các chất dinh dưỡng, với số lượng, dạng và tỷ lệ thích hợp để cây sinh trưởng, phát triển và tạo ra sinh khối lớn nhất. Đất nào có khả năng thỏa mãn nhu cầu cây trồng cao, cho năng suất cao thì được coi là phì nhiêu và ngược lại. Độ phì nhiêu đất là chỉ tiêu định tính và định lượng của đất là kết quả của sự phát triển đất trong thời gian dài. Vì vậy, mỗi loại đất đều có độ phì tự nhiên (natural fertility) hay còn gọi là độ phì tiềm tàng (potential fertility) khác nhau.
Về địa hình: Đây là vùng đất cao nhất trong khu vực (cao cục bộ nên còn gọi là Đồng Gò). Cao độ từ +13 ÷ +15m và không bị ngập úng.
Về thổ nhưỡng: thì toàn bộ đất đai Trung tâm chỉ có một đất duy nhất là đất phù sa loang lổ. Hầu hết các tầng đất đều có hiện tượng glay hóa từ trung bình đến mạnh, rõ nhất ở tầng giữa, chúng có quá trình yếm khí trong mùa mưa. Mùn tổng số ở tầng mặt trung bình, càng xuống sâu tỉ lệ mùn giảm đi rõ rệt. Khả năng phân giải hữu cơ ở đất mạnh. Đạm tổng số trung bình đến nghèo ở tầng mặt, càng xuống sâu càng giảm, lân tổng số trung bình đến nghèo, kali trung bình đến nghèo, cation trao đổi khá cao ở tầng mặt và cũng giảm theo chiều sâu. Đất có phản ứng chua ở tầng mặt (pH=4,7), xuống sâu tăng lên. Mùn tổng số ở tầng mặt trung bình, càng xuống sâu tỉ lệ mùn giảm đi rõ rệt. Khả năng phân giải hữu cơ ở đất mạnh. Đạm tổng số trung bình đến nghèo ở tầng mặt, càng xuống sâu càng giảm, lân tổng số trung bình đến nghèo, kali trung bình đến nghèo, cation trao đổi khá cao ở tầng mặt và cũng giảm theo chiều sâu. Đất có phản ứng chua ở tầng mặt (pH=4,7), xuống sâu tăng lên.
Toàn bộ diện tích đất đều được sử dụng để trồng dừa. Chiều rộng và chiều cao liếp khá lớn, lớp đất mặt sẽ bị thiếu nước vào mùa khô. Cao trình đất cao hơn hệ thống kênh mương bên ngoài nên vào mùa khô khả năng tự chảy vào rất ít, nước trong kênh mương là nước tù (không lưu thông).
Xuất phát từ thực tiễn trên, Cơ quan chủ trì Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài KS. Nguyễn Trinh Liệt thực hiện “Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao độ phì nhiêu của đất ở trung tâm dừa Đồng Gò - Bến Tre (giai đoạn 2014-2016)” với những mục tiêu:
+ Mục tiêu ngắn hạn: Khảo sát, đánh giá hiện trạng và xây dựng các giải pháp tổng hợp nâng cao độ phì nhiêu của đất trồng dừa tại Trung tâm Dừa Đồng Gò.
+ Mục tiêu dài hạn: Khai thác và sử dụng quỹ đất của Trung tâm Dừa Đồng Gò hiệu quả và bền vững.
Sau 3 năm theo dõi đề tài Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao độ phì nhiêu của đất ở trung tâm dừa Đồng Gò - Bến Tre (giai đoạn 2014-2016), thu được những kết quả như sau:
- Trung tâm Dừa Đồng Gò là vùng đất nghèo chất hữu cơ, thiếu dinh dưỡng, thiếu nguồn nước tưới nhất là vào mùa khô hàng năm. Để nâng cao độ phì của đất cần có biện pháp canh tác hợp lý, bổ sung nguồn hữu cơ và chủ động nguồn nước tưới.
- Đối với dừa thời kỳ bắt đầu cho trái khi tác động bón bổ sung phân hữu cơ vào đất thì một số cây có khả năng cho trái sớm và lượng trái nhiều hơn, tỉ lệ cho trái cao hơn (trên 50% ).
- Đối với dừa trưởng thành có bón phân hữu cơ cho năng suất tăng hơn đối chứng.
- Bón phân hữu cơ giúp cải tạo lý hóa tính của đất tốt hơn, nhất là tăng hàm lượng hữu cơ trong đất rõ rệt. Tất cả các thành phần N, P, K tổng số cũng như dễ tiêu đều tăng cao so trước đây.
- Trồng đậu cải tạo đất ngoài việc cho phụ thu một số sản phẩm hạt còn tác dụng che phủ cỏ dại và cung ứng, bồi hoàn chất hữu cơ lại cho đất. Khả năng trả lại chất hữu cơ cho đất từ 500kg đến 900kg/1.000m2 mặt đất.
- Trồng xen cây có múi nhằm tận dụng, khai thác triệt để diện tích đất. Nguồn thu từ cây có múi cũng không ít khi cây càng nhiều năm tuổi.
- Chăm sóc cây xen như bón phân, tưới nước thường xuyên sẽ tạo môi trường ẩm độ tốt cho sự phát triển của cây dừa. Nhờ vậy cả dừa và cây trồng xen đều tốt và cho thu nhập cao.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 14140/2016) tại Cục Thông tin KHCNQG
N.T.T (NASATI)
sản xuất, nông nghiệp, tư liệu, cơ bản, phổ biến, sử dụng, không những, hao mòn, có thể, đánh giá, xây dựng, chỉ đạo, kế hoạch, phát triển, kinh tế