Nghiên cứu đề xuất giải pháp triển khai IPv6 trong các hệ thống thông tin di động
Cập nhật vào: Thứ năm - 27/06/2019 15:31
Cỡ chữ
Ngành công nghiệp viễn thông không dây đã chứng kiến một sự tăng trưởng to lớn trong mười năm qua với trên bốn tỉ thuê bao không dây trên thế giới. Hệ thống điện thoại tương tự thế hệ thứ nhất cung cấp truyền thông tiếng nói với khoảng cách giới hạn. Hệ thống số thế hệ thứ hai hứa hẹn khả năng cao hơn và tốt hơn về chất lượng âm thanh so với thế hệ thứ nhất. Tuy nhiên, chuyển vùng trở nên phổ biến hơn nhờ có các tiêu chuẩn và phân bổ phổ chung khắp các quốc gia đặc biệt là ở châu Âu. Các hệ thống di động thế hệ thứ hai được triển khai rộng rãi là GSM (hệ thống thông tin di động toàn cầu) và CDMA (đa truy nhập phân chia theo mã). Giống như hệ thống tương tự 1G, hệ thống 2G đầu tiên được thiết kế cho truyền thoại. Tuy nhiên, tốc độ dữ liệu chậm hơn so với tốc độ truyền dữ liệu được cung cấp trên các kết nối dial-up. Sáng kiến ITU-R đối với IMT-2000 mở đường cho sự phát triển tới 3G. Một tập các yêu cầu như là tốc độ tối đa 2 Mb/s và hỗ trợ tính di động của phương tiện được xuất bản tuân theo sáng kiến IMT-2000. Các mạng GSM và CDMA đều hình thành nên các dự án mạng 3G riêng (3GPP và 3GPP2) để phát triển IMT-2000 dựa theo các chuẩn cơ bản trên công nghệ CDMA.
Để thúc đẩy sự phát triển của các hệ thống thông tin di động, năm 2017, các nhà nghiên cứu tại Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp triển khai IPv6 trong các hệ thống thông tin di động”.
Trên cơ sở phân tích các giải pháp kĩ thuật và công nghệ chuyển đổi IPv6, kinh nghiệm triển khai IPv6 trên thế giới, hiện trạng phát triển mạng di động tại Việt nam, xu thế và yêu cầu phát triển mạng và dich vụ di động trong tương lai, kế hoạch và khả năng của các nhà mạng di động tại Việt nam, đề tài đưa ra lựa chọn giải pháp và lộ trình triển khai chung cho các hệ thống thông tin di động phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt nam, cụ thể như sau:
- Các công việc chuẩn bị và hỗ trợ quá trình chuyển đổi (thực hiện trước và trong quá trình chuyển đổi):
- Giai đoạn 1 (2017-2019): Chuyển đổi Dual-stack
- Giai đoạn 2 (2020-2025): Triển khai 464XLAT
Đề tài cũng đã đưa ra một số đề xuất cho các cơ quan quản lí, nhằm thúc đẩy và hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang IPv6, và một số khuyến nghị thực hiện chuyển đổi cho các nhà mạng và nhà cung cấp dịch vụ di động với mục tiêu hỗ trợ và giúp ích cho quá trình triển khai IPv6 được thuận lợi, đạt được các lợi ích về kinh doanh và đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng trong quá trình chuyển đổi. Các yếu tố hỗ trợ bao gồm: đầu tư, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, tín dụng, tiền thuê đất, thuê mặt nước (Điều 19 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014), ưu đãi đối với doanh nghiệp hoạt động trong khu Công nghệ thông tin tập trung và thị trường. Ngoài ra, đề tài cũng khuyến nghị về các tiêu chuẩn Kiến trúc chuyển đổi IPv4-IPv6 trong mạng di động như 3GPP TS 23.401: "General Packet Radio Service (GPRS) enhancements for Evolved Universal Terrestrial Radio Access Network (E-UTRAN) access"; 3GPP TS 23.402: "Architecture enhancements for non-3GPP accesses"; 3GPP TS 23.060: "General Packet Radio Service (GPRS) Service description; Stage 2"; 3GPP TS 24.008: "Mobile radio interface Layer 3 specification; Core network protocols; Stage 3"; 3GPP TR 23.981: "Interworking aspects and migration scenarios for IPv4 based IMS implementations". Các tiêu chuẩn giải pháp chuyển đổi (XLAT, NAT64/DNS64, GI-DS-Lite) cũng được đưa ra như RFC 6146: “Stateful NAT64: Network Address and Protocol Translation from IPv6 Clients to IPv4 Servers”; RFC 6147: “DNS64: DNS Extensions for Network Address Translation from IPv6 clients to IPv4 Servers”; IETF RFC 7618: “Dynamic Allocation of Shared IPv4 Addresses”.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 14590/2017) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
N.P.D (NASATI
công nghiệp, viễn thông, chứng kiến, to lớn, thế giới, hệ thống, tương tự, thế hệ, tiếng nói, khoảng cách