Công nghệ pin mới dựa vào vi sóng mở đường cho việc chuyển đổi và lưu trữ năng lượng tái tạo
Cập nhật vào: Thứ hai - 04/05/2020 04:23
Cỡ chữ
Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Purdue đã phối hợp với Viện Công nghệ Ấn Độ và Đại học Tufts để đưa ra kỹ thuật biến chất thải polyetylen terephthalate, một trong những polyme có thể tái chế nhất, thành các linh kiện của pin.
"Chúng tôi sử dụng quy trình chiếu xạ vi sóng cực nhanh để biến PET hoặc polyetylen terephthalate thành disodium terephthalate và sử dụng làm vật liệu cực dương cho pin", Vilas Pol, phó giáo sư kỹ thuật hóa học và là đồng tác giả nghiên cứu nói. "Chúng tôi đang hỗ trợ giải quyết nhu cầu chuyển đổi và lưu trữ năng lượng tái tạo gia tăng do nhận thức nâng lên của con người về biến đổi khí hậu và sự hạn chế tài nguyên năng lượng". Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm phương pháp với cả pin lithium-ion và pin natri-ion.
Trong khi công nghệ pin lithium-ion hiện đang thống trị cả thị trường thiết bị điện tử cầm tay và xe điện, thì nghiên cứu pin natri-ion cũng đã được chú ý nhiều do chi phí thấp và hiệu suất điện hóa hấp dẫn trong các ứng dụng lưới điện.
"Khả năng ứng dụng của kỹ thuật vi sóng cho các phản ứng hữu cơ đã thu hút được sự chú ý trong thời gian gần đây do quá trình phản ứng nhanh", Pol nói. "Chúng tôi đã hoàn thành việc chuyển đổi hoàn toàn PET thành disodium terephthalate trong vòng 120 giây, trong một thiết lập lò vi sóng gia đình thông thường”. Ngoài ra, các vật liệu được sử dụng trong công nghệ mới có chi phí thấp, bền vững và có thể tái chế.
N.P.D (NASATI), theo https://phys.org/news/2020-04-microwaves-power-technology-batteries-energy.html, 22/4/2020