Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất lúa chất lượng cao và ớt đạt tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
Cập nhật vào: Thứ hai - 19/04/2021 05:52 Cỡ chữ
Từ năm 2016 đến năm 2019, nhóm nghiên cứu tại Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế do KS. Nguyễn Tuấn làm chủ nhiệm, đã thực hiện đề tài: “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất lúa chất lượng cao và ớt đạt tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”
Đề tài đã thu được các kết quả sau:
- Đã chuyển giao 07 quy trình (Quy trình kỹ thuật sản xuất lúa giống HT1 và BT7 cấp xác nhận 1-2: 02 quy trình; Quy trình kỹ thuật sản xuất thương phẩm chất lượng cao giống lúa HT1 và BT7: 02 quy trình; Quy trình kỹ thuật xay xát, đánh bóng gạo; Quy trình kỹ thuật sản xuất ớt đạt tiêu chuẩn VietGAP; Quy trình kỹ thuật thu hoạch, sơ chế, đóng gói ớt chất lượng cao, an toàn;
- Cấp giấy chứng nhận VietGAP trên giống ớt cho vùng sản xuất của bà con nông dân.
- Tập huấn về kỹ thuật sản xuất, sơ chế và đóng gói sản xuất lúa thương phẩm chất lượng cao cho các hộ nông dân vùng dự án và cán bộ kỹ thuật viên cơ sở.
- Tập huấn về kỹ thuật sản xuất giống ớt hiểm lai F1 và quy trình thu hoạch, sơ chế, đóng gói an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP.
- Triển khai được mô hình sản xuất lúa chất lượng cao với quy mô 5 ha/vụ (02 ha lúa HT1 và 03 ha lúa BT7) và 30 ha lúa thương phẩm/vụ (05 ha lúa HT1 và 25 ha lúa BT7). Tổng số hộ tham gia mô hình: 75 hộ (05 ha lúa giống BT7, HT1: với số hộ tham gia 12 hộ; 30 ha lúa BT7, HT1 sản xuất thương phẩm chất lượng cao: với số hộ tham gia 63 hộ).
- Xây dựng mô hình sản xuất ớt an toàn chất lượng đạt tiêu chuẩn VietGAP với quy mô 10 ha và 135 hộ tham gia dự án
Dự án sản xuất ớt an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP cho người tiêu dùng tại địa phương và những vùng lân cận. Diện tích sản xuất ớt là 10 ha, sau khi thu hoạch thu ớt được 24 tấn/ha. Hiệu quả kinh tế thu được từ mô hình sản xuất giống ớt hiểm lai F1 theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 183,45 triệu đồng/ha.
Quá trình tập huấn quy trình sản xuất và xây dựng mô hình đã giúp người nông dân nâng cao được nhận thức trong việc sản xuất đảm bảo an toàn cho sức khỏe cho chính họ và môi trường. Bên cạnh đó, việc sử dụng phân bón vi sinh giúp bảo vệ môi trường đất, nâng cao độ phì cho đất, giúp người nông dân giảm sử dụng lượng phân hoá học để giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng phân bón và hạn chế ô nhiễm môi trường. Kết quả thực hiện dự án này sẽ góp phần nâng cao tính bền vững về kinh tế và môi trường trong sản xuất.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 16224/2019) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia.
N.P.D (NASATI)
nghiên cứu, nông nghiệp, phát triển, nông thôn, thừa thiên huế, làm chủ, thực hiện, ứng dụng, khoa học, công nghệ, xây dựng, mô hình, sản xuất, tiêu chuẩn