Sản xuất thử nghiệm giống nếp thơm NV1 và tẻ N91 tại vùng đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc
Cập nhật vào: Thứ sáu - 11/09/2020 10:15
Cỡ chữ
Theo kết quả điều tra của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia, ở các tỉnh phía Bắc, hai giống Khang dân và Q5 của Trung Quốc chiếm vị trí chủ yếu trong cơ cấu các giống lúa hiện nay. Ở vùng đồng bằng Sông Hồng, diện tích trồng giống Khang Dân chiếm 24%, giống Q5 chiếm 21%; vùng Trung du Miềnênúi phía bắc, giống Khang Dân chiếm 25%, giống Q5 chiếm 5%. Nhìn chung, hai giống Khang Dân và Q5 do ngắn ngày, năng suất cao, ổn định và thích ứng rộng nên chiếm vị trí chủ lực trong cơ cấu các giống lúa ở nhiều tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, hai giống này vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định. Giống Khang Dân chịu thâm canh không cao, thân cây yếu, dễ đổ, nên không thể gieo cấy trên các chân đất trũng, thấp và thâm canh cao. Giống Q5 có khả năng chịu thâm canh cao nhưng thời gian sinh trưởng dài, dễ bị nhiễm đạo ôn cổ bông và khô vằn, hạt gạo bầu, hàm lượng amylose cao nên cơm cứng, khô dời. Đặc biệt cả hai giống đều bị nhiễm bệnh bạc lá gây tổn thất lớn.
Giống N91 được tạo ra trên cơ sở lai hữu tính kết hợp với quá trình chọn lọc phả hệ giữa dòng 90-50 nhập nội từ Nhật Bản với IRBB4 có nhiều đặc điểm tốt, như thời gian sinh trưởng ngắn 125 - 130 trong vụ xuân và 100 - 105 ngày trong vụ mùa, có thể xếp vào trà xuân muộn mùa sớm ở các tỉnh Đồng bằng và Trung du Bắc bộ, thấp cây 95 - 100 cm, ch ng đổ tốt, đẻ nhánh khoẻ, s bông hữu hiệu cao đạt trên 200 bông/m2 và chịu thâm canh cao, lá dầy và xanh lâu, cho năng suất cao trung bình đạt từ 6,5 - 7,0 tấn/ha, thâm canh tốt có thể đạt 7,5 tấn/ha và ổn định, đặc biệt kháng bệnh bạc lá, đạo ôn, khô vằn và rầy nâu tốt. Giống N91 có chất lượng cao hơn Khang dân, hạt gạo nhỏ, trong và hoàn toàn không bị bạc bụng, cơm mềm đượm và không bị khô, hàm lượng amylose trung bình 18-20%, cơm được người tiêu dùng ưa chuộng hơn. Hiện nay, Giống N91 đã được một số địa phương đưa vào trồng đại trà trong sản xuất. Tuy nhiên, để phát triển mở rộng sản xuất hơn nữa thì cần phải hoàn thiện quy trình sản xuất và cung cấp đủ hạt giống các cấp có chất lượng cao, xác định được vùng sinh thái thích ứng và xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác phù hợp, xây dựng mô hình trình diễn và tập huấn cho nông dân nhằm khai thác hết tiềm năng của giống, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.
Cùng với đó, gạo nếp là một sản phẩm rất quan trọng đời sống của người Việt Nam, đặc biệt trong những ngày lễ tết và các đám hiếu hỷ. Chúng được sử dụng để làm các loại bánh truyền thống như bánh trưng, bánh dầy, bánh cốm, nhiều nơi còn dùng để nấu các loại rượu ngon như rượu nếp cái, rượu nếp cẩm. Một số tỉnh, lúa nếp được coi là giống cây đặc sản như nếp cái hoa vàng ở Bắc Ninh, Nam Định và ở Miền nam lúa nếp cũng là một mặt hàng xuất khẩu đem lại lợi nhuận kinh tế cao. Tuy nhiên, do công tác chọn tạo giống lúa nếp chưa được quan tâm nhiều như các giống lúa tẻ nên lúa nếp hiện có bộ giống còn khá nghèo nàn. Các giống được gieo trồng hiện nay chủ yếu là các giống nếp địa phương, nếp cái hoa vàng, nếp cau, nếp hoa trắng… có đặc điểm là chất lượng gạo tốt, cơm thơm, dẻo và ngon, nhưng năng suất lại rất thấp, cây cao dễ đổ, thời gian sinh trưởng dài và cảm quang nên chỉ cấy được ở vụ mùa. Một số giống lúa nếp mới chọn tạo như TK90, nếp 87, nếp 415 và nếp 44… trong đó TK90 và nếp 87 đang trồng phổ biến nhất nhưng thường cho năng suất khá, thấp cây, thời gian sinh trưởng ngắn và cảm ôn nhưng chất lượng gạo lại kém, không thơm hoặc ít thơm, cơm ít dẻo, đặc biệt giống nếp 87, đặc biệt là dễ bị nhiễm bệnh đạo ôn, bạc lá và rầy nâu nên giá bán trên thị trường nhiều khi còn rẻ hơn gạo tẻ. Do những hạn chế của các giống trên, nên diện tích gieo trồng lúa nếp ch chiếm khoảng 10% tổng diện tích trồng lúa nước ta. Để đáp ứng với yêu cầu của sản xuất thì cần thiết phải tạo được những giống lúa nếp ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt, thơm, dẻo lâu, thấp cây chống đổ tốt, cảm ôn và kháng bệnh bạc lá, đạo ôn và rầy nâu tốt. Giống NV1 có nhiều đặc điểm tốt đáp ứng được những đòi hỏi trên.
Giống NV1 có thời gian sinh trưởng ngắn hơn TK90, vụ xuân 130 - 135, vụ mùa 110 - 115 ngày, cảm ôn, cấy được cả 2 vụ ở đồng bằng Bắc bộ, cây cao khoảng 100 - 110cm, lá dầy xanh đậm và lòng mo, đẻ nhánh khỏe và gọn, tỷ lệ bông hữu hiệu cao, cổ bông ngắn (2- 3 cm), bông khá to trung bình có từ 180 - 200 hạt, hạt to khối lượng 1000 hạt nặng 28g, năng suất đạt 50 -55 tạ/ha, khả năng ch ng đổ khá và chất lượng gạo tốt, cơm thơm, mềm và dẻo lâu, tỷ lệ xay xát cao, khả năng thích ứng rộng, cấy thích hợp trênênhiều loại đất khác nhau, chân vàn và vàn cao ở đồng bằng và trung du miềnênúi Bắc bộ, kháng bệnh bạc lá, đạo ôn tốt và kháng rầy nâu khá. Hiện nay, giống NV1 đang được nhiều địa phương như Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La, .... phát triển trồng với diện tích hàng trăm ha, một số nơi đưa vào trồng trong cơ cấu các giống lúa nếp ở cả vụ xuân và vụ mùa. Tuy nhiên, ở một số địa phương bà con nông dân tự để giống và chuyển giao giống cho nhau nên chất lượng hạt giống giảm sút, giảm độ thuần, năng suất giảm dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao.
Nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất hạt giống các cấp đủ về số và chất lượng cung cấp cho nông dân, xác định vùng sinh thái thích ứng tốt nhất cho sản xuất, hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác phù hợp nhằm phát huy hết tiềm năng năng suất và chất lượng của giống, xây dựng mô hình trình diễn và tập huấn quy trình kỹ thuật gieo trồng cho nông dân, nhóm nghiên cứu do ThS. Tống Văn Hải, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, làm chủ nhiệm đã tiến hành thực hiện dự án: “Sản xuất thử nghiệm giống nếp thơm NV1 và tẻ N91 tại vùng đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc”.
Sau một thời gian triển khai thực hiện, nhóm dự án đã rút ra một số kết luận cụ thể như sau:
- Dự án đã hoàn thiện được quy trình sản xuất hạt Nguyên chủng và Xác nhận cho 2 giống lúa NV1 và N91, năng suất cao, đạt tiêu chuẩn QCVN01-54 do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành ngày 24/06/2011.
- Hoàn thiện được quy trình sản xuất hạt thương phẩm cho hai giống NV1 và N91 đạt năng suất cao nhất, bao gồm mật độ cấy, lượng giống gieo sạ, lượng phân đạm bón thích hợp và phương pháp phơi sấy, bảo quản hạt đạt chất lượng tốt nhất.
- Sản xuất được 2,4 tấn hạt Siêu nguyên chủng, 26 tấn hạt Nguyên chủng, 122 tấn hạt Xác nhận đối với giống NV1 và giống N91 được 1,14 tấn hạt Siêu nguyên chủng, 26,5 tấn hạt Nguyên chủng, 125 tấn Xác nhận đối với giống N91, đạt QCVN01-54 do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành ngày 24/06/2011.
- Xây dựng được 5 mô hình trình diễn tại 5 tỉnh nơi diễn ra dự án, mỗi mô hình 2,0 ha/ giống, trung bình năng suất đạt 5,35 tấn/ ha đối với giống nếp NV1, 7,04 tấn/ ha đối với giống N91. Tính toán về thu nhập tăng thêm của giống NV1 và N91 nhận thấy vượtốtrội so với giống lúa TK91 và KD18.
- Tập huấn cho cán bộ và nông dân vùng Dự án về các kỹ thuật gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch, phơi sấy và bảo quản hai giống NV1 và N91. Ngoài ra còn tập huấn kỹ thuật chọn và để giống hai giống lúa này.
- Hoàn thành hồ sơ công nhận chính thức giống NV1 và N91, đã được hội đồng KHCN, Bộ Nông nghiệp và PTNT thông qua và nhận được quyết định công nhận giống chính thức hai giống lúa theo Quyết định số 40/QĐ-TT-CLT ngày 2/2/2016.
Như vậy, Giống nếp NV1 và tẻ N91 cho năng suất cao, ổn định, kháng sâu bệnh đặc biệt là bệnh bạc lá, chất lượng gạo đẹp va ngon nên đề nghị các Trung tâm khuyến nông, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh quảng bá để giống tốt đến được người nông dân, đem lại hiệu quả thiết thực cho người nông dân.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 15476/2018) tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.
P.T.T (NASATI)