Nghiên cứu và đánh giá xâm nhập mặn đối với TP Đà Nẵng
Cập nhật vào: Thứ tư - 19/05/2021 10:55
Cỡ chữ
Ngày nay, các nhà khoa học, các nhà quản lý đều cùng chung quan điểm và nhận định: nước là nguồn tài nguyên quý giá nhất trong thế kỷ 21, đƣợc ví là “vàng xanh”; an ninh nước sẽ còn quan trọng hơn cả an ninh lương thực và nước có thể là nguyên nhân của các cuộc chiến tranh toàn cầu; muốn quản lý tốt TNN trước hết phải thay đổi nhận thức và cách tiếp cận về TNN, phải coi nước là hàng hoá kinh tế. Tuy nhiên dưới tác động của BĐKH, nước biển dâng cũng như các hoạt động khai thác tài nguyên của con người đã dẫn đến suy thoái dòng chảy nghiêm trọng ở hạ lưu sông, tăng xâm nhập mặn và ảnh hưởng khả năng tiếp cận nguồn nước của người dân sống ở hạ lưu sông. Thiệt hại về kinh tế từ việc thiếu hụt nước cũng như quá trình ngập mặn ước tính lên tới 1,5% GDP của các nước đã được đề cập trong một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong việc đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ.
Lan truyền mặn vào sông ở vùng hạ lưu các sông là kết quả của sự tương tác nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là dòng chảy trong sông, thủy triều và các yếu tố hình thái cửa sông (địa hình, trầm tích…). Ngoài ra còn một số các yếu tố khác như điều kiện khí hậu của khu vực cũng như tác động đến vấn đề lan truyền mặn trong sông. Trong quá trình phát triển KT - XH của mình, con người đã tác động làm thay đổi các yếu tố vật lý nêu trên như các công trình khai thác nguồn nước phục vụ các ngành nông nghiệp, công nghiệp, đô thị… cải tạo vùng cửa sông phục vụ logistics… Sự tác động của con người đã dẫn đến sự thay đổi đáng kể dòng chảy hạ lưu và các công trình điều tiết dòng chảy (hồ chứa, đập dâng, trạm bơm…) hiện nay là nguyên nhân chính làm giảm tới 30% của 1/3 số con sông lớn trên thế giới và dẫn đến thay đổi cơ chế lan truyền mặn nước sông vùng hạ du.
Mặc dù đã có rất nhiều các nghiên cứu cho TP Đà Nẵng nói riêng và lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn nói chung về các vấn đề liên quan đến thiên tai của TNN như lũ lụt, hạn hán, sạt lở bờ sông, xâm nhập mặn… trong thời gian gần đây như dự án quốc tế như Lucci, World Bank, Jica, P1-08-VIE, Quỹ Rockefeller… cũng như các dự án trong nước của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Viện Địa lý… nhƣng chƣa có một đánh giá cụ thể về biến động lan truyền mặn trong sông do tác động của các công trình khai thác nguồn lợi từ nước trên sông. Cùng với tác động của biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng, dự báo khả năng khô hạn thiếu nƣớc dùng càng lớn do suy thoái nguồn nước cũng như hoạt động của con người trên thượng nguồn các sông và vì vậy tình hình xâm nhập mặn vùng ven biển Đà Nẵng sẽ diễn biến phức tạp hơn, nằm ngoài khoảng kinh nghiệm mà chúng ta hiện đang có gây thiệt hại về kinh tế (giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, tốn kém về kinh phí chống hạn...), mất ổn định về xã hội và ô nhiễm môi trường.
Chính vì vậy nhóm nghiên cứu do Cơ quan chủ trì đề tài Viện Hàn Lâm KHCN - Viện Địa Lý cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài Hoàng Thanh Sơn thực hiện các vấn đề liên quan đến “Nghiên cứu và đánh giá xâm nhập mặn đối với TP Đà Nẵng” với các mục tiêu cụ thể: Đánh giá được hiện trạng, diễn biến và nguyên nhân xâm nhập mặn trên các sông vùng hạ lưu thuộc TP Đà Nẵng; Dự báo đƣợc xâm nhập mặn trên các sông vùng hạ lưu thuộc TP Đà Nẵng; Đề xuất đƣợc giải pháp ngắn hạn, dài hạn và xây dựng bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định kiểm soát có hiệu quả xâm nhập mặn.
Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:
Các số liệu đo đạc đã thu thập được qua các đợt khảo sát, sử dụng mô hình Mike xác định được ranh giới mặn xâm nhập vào sông Cu Đê là đoạn sông từ 16km tính từ cửa sông do đây là khu vực có độ dốc nhỏ thường xuyên chịu ảnh hưởng dòng triều. Độ mặn 1‰ trung bình nhiều năm ở km thứ 7,5 tính từ cửa sông, độ mặn 1‰ đã quan trắc được vào năm 1983 (được coi là khô hạn nhất tính đến năm 2010) là 10km tính từ cửa sông và năm 2016 là 16km. Mặc dù nằm trong hệ thống sông, duới tác động của điều kiện địa mạo lòng sông khác biệt nên lan truyền triều vào các cửa sông khác nhau vì vậy, ranh giới mặn vào sông cũng rất khác nhau. Ranh giới độ mặn theo dọc sông như sau:
- Trên dòng chính Vu Gia - Hàn Độ mặn 10 /00 xâm nhập vào sâu trong sông trung bình 13,5km và lớn nhất ở khoảng cách 18,8km (tính từ cửa sông Hàn), vượt qua trạm lấy nước cầu Đỏ 4,5km về phía thượng lưu; độ mặn 40/00 trung bình ở cách cửa sông 12km, lớn nhất đạt tới 13,9km (vượt qua trạm thủy văn Cẩm Lệ). Độ mặn 180/00 vào sâu trong sông 3km.
- Trên sông Vĩnh Điện: Do độ dốc lòng sông rất nhỏ có nhiệm vụ chuyển nước từ sông Thu Bồn sang sông Vu Gia nên mặn xâm nhập vào sông Vĩnh Điện từ Cửa Hàn rất sâu. Độ mặn trung bình 10 /00 thường xuất hiện ở km thứ 15 (tính từ cửa sông Hàn) và lớn nhất ở km thứ 25. Độ mặn trung bình 40/00 xuất hiện ở km thứ 12 (tính từ cửa sông Hàn) nhưng lớn nhất đã quan trắc được tại km thứ 21.
- Trên dòng chính sông Thu Bồn: Độ mặn 10/00 xâm nhập sâu nhất vào sông ở km thứ 19,2km (cầu Kỳ Lam) tính từ Cửa Đại tuy nhiên trung bình chỉ dừng ở km thứ 12 - 13 (trước trạm thủy văn Câu Lâu). Độ mặn 40/00 xuất hiện ở đoạn sông cách Cửa Đại khoảng 8 - 9km nhưng lớn nhất đã quan trắc được điểm cách cửa Đại 17,7km. Các điểm gần cửa chịu tác động mạnh của dòng triều cường và gió từ biển thổi vào nên độ mặn ổn định hơn và khu vực từ Cẩm Hà đến cầu Câu Lâu (khoảng cách từ 8 - 16km so với cửa sông) độ mặn giảm nhanh và thường xuất hiện ranh giới mặn.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 16311/2019) tại Cục Thông tin KHCNQG.
Đ.T.V (NASATI)
ngày nay, nhà khoa học, quản lý, quan điểm, nhận định, tài nguyên, thế kỷ, an ninh, quan trọng, lương thực, có thể, nguyên nhân, chiến tranh, toàn cầu, trước hết, thay đổi, nhận thức, tiếp cận, kinh tế, tuy nhiên, tác động