Nghiên cứu tích hợp mô hình mã nguồn mở với dữ liệu mưa toàn cầu để dự báo nguồn nước mặt lưu vực sông liên tỉnh, liên quốc gia. Áp dụng thử nghiệm tại lưu vực sông Srêpôk
Cập nhật vào: Thứ ba - 06/07/2021 14:54
Cỡ chữ
Srêpôk là một trong số lưu vực sông liên quốc gia quan trọng của nước ta và đang đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến tài nguyên nước. Cụ thể, nguồn nước các sông xuyên biên giới trong lưu vực sông chưa được kiểm soát, các thông tin, số liệu về nguồn nước còn rất nghèo, chưa có các trạm quan trắc tài nguyên nước của các sông xuyên biên giới. Trong khi nhu cầu sử dụng nước phục vụ các hoạt động phát triển kinh tế xã hội tăng nhanh. Hiện nay các công trình thủy điện: Đức Xuyên, Drây Hlinh, Buôn Tua Srah, Buôn Kuốp, Srêpok 3 và Srêpok 4 nằm ở thượng nguồn sông Srêpok chảy sang Căm Pu Chia đang cần được khai thác với quy trình vận hành đảm bảo cam kết duy trì dòng chảy trên dòng chính mà Việt nam đã tham gia ký kết với tư cách là thành viên Ủy hội Mê công quốc tế. Từ thực tế đó, TS. Bùi Du Dương cùng các cộng sự tại Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tích hợp mô hình mã nguồn mở với dữ liệu mưa toàn cầu để dự báo nguồn nước mặt lưu vực sông liên tỉnh, liên quốc gia. Áp dụng thử nghiệm tại lưu vực sông Srêpôk”. Thời gian thực hiện là từ năm 2017 đến năm 2018.
Đề tài thực hiện mục tiêu chung là nghiên cứu đề xuất được gói giải pháp đồng bộ và phương án thí điểm mô hình ứng dụng gói giải pháp đồng bộ thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị (CGT) ngành hàng trái cây và thủy sản phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Với các mục tiêu cụ thể: (i) Đưa ra được phương pháp luận nghiên cứu gói giải pháp đồng bộ thúc đẩy phát triển CGT trái cây và thủy sản; (ii) Đánh giá được thực trạng CGT trái cây và thủy sản cũng như thực trạng các giải pháp phát triển CGT trái cây và thủy sản; 2 (iii) Đề xuất được dự thảo chính sách và gói giải pháp đồng bộ thúc đẩy phát triển CGT ngành trái cây và thủy sản Việt Nam phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp. (iv) Đề xuất phương án triển khai thí điểm mô hình phát triển CGT và vận dụng các giải pháp đồng bộ thúc đẩy phát triển các CGT ngành hàng thủy sản và trái cây giai đoạn 2018-2020.
Đề tài đã hệ thống hóa được các đặc điểm về địa chất, tài nguyên nước, các yếu tố ảnh hưởng song song với việc tìm hiểu các nghiên cứu liên quan đến tài nguyên nước đã được triển khai tại lưu vực sông Srêpôk. Qua đó, các nhà khoa học đã làm rõ được sự cần thiết phải có một công cụ toàn diện, có khả năng ứng dụng cho những vùng rộng lớn, thiếu số liệu như lưu vực sông Srêpôk; mặt khác cũng có khả năng tích hợp với dữ liệu vệ tinh, và có thể can thiệp được về mặt mã nguồn để thay đổi, hiệu chỉnh sao cho phù hợp với các khu vực mới.
Đề tài đã lựa chọn mô hình HYPE (Hydrological Prediction of Environment) để làm công cụ mô phỏng, tính toán và dự báo các yếu tố Tài nguyên nước theo yêu cầu.
Từ kết quả dự báo cho một loạt các yếu tố tài nguyên nước nói trên, nhóm tác giả đã đề xuất và xây dựng một công cụ hỗ trợ tác nghiệp dự báo, cảnh báo tài nguyên nước (V-HYPE). Phần mềm này sẽ giúp cho việc tích hợp dữ liệu toàn cầu với mô hình HYPE dễ dàng hơn, cũng như việc giúp cho việc thiết lập các thông số của mô hình, đánh giá sai số, chuyển đổi, hiển thị kết quả một cách trực quan và nhanh chóng. Ngoài ra, phần mềm V-HYPE cũng có khả năng thiết lập dữ liệu đầu vào, liên kết với dữ liệu mưa vệ tinh, hiển thị kết quả trên nền WebGIS và truy xuất bản tin phục vụ đắc lực cho công tác cảnh báo dự báo tài nguyên nước.
Trên nền tảng là việc sử dụng công cụ V-HYPE, nhóm nghiên cứu cũng đã xây dựng và đề xuất một quy trình hướng dẫn sử dụng, một quy trình dự báo tài nguyên nước bằng mô hình mã nguồn mở này kết hợp với dữ liệu mưa toàn cầu. Sổ tay “Hướng dẫn sử dụng mô hình HYPE trong dự báo tài nguyên nước” đã được biên soạn và lưu hành nội bộ tại Trung tâm quy hoạch và điều tra tài nguyên nước quốc gia.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 16253/2019) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
N.P.D (NASATI)