Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống máy chế biến thức ăn dự trữ cho đại gia súc và dây chuyền sản xuất viên nén sinh khối tại vùng Tây Bắc
Cập nhật vào: Thứ năm - 16/07/2020 22:36 Cỡ chữ
Từ năm 2016 đến năm 2018, PGS.TS. Nguyễn Hữu Công cùng nhóm nghiên cứu tại Đại học Thái Nguyên đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống máy chế biến thức ăn dự trữ cho đại gia súc và dây chuyền sản xuất viên nén sinh khối tại vùng Tây Bắc”.
Một số kết quả của nghiên cứu:
- Đã thiết kế, chế tạo và chạy thử có tải thành công hệ thống máy chế biến thức ăn dự trữ cho trâu bò vào mùa rét ở vùng cao khu vục Tây Bắc từ cây ngô sau thu hoạch bắp gồm 3 máy: Máy băm, máy trộn và máy đóng bao, công suất 1,0 tấn/h.
- Đã thiết kế, chế tạo và chạy thử có tải thành công dây chuyền công nghệ sản xuất thanh nhiên liệu sinh khối mùn cưa và bã mía vùng Tây Bắc.
- Đã công bố được 6 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành trong nước được tính điểm công trình khoa học theo Quy định của HĐCDGSNN và 5 bài báo trên các tạp chí khoa học uy tín trên thế giới (trong đó có 1 bài báo đăng trên tạp chí thuộc danh mục ISI).
Đề tài nghiên cứu không chỉ góp phần giúp các trạng trại, gia trại phát triển ổn định số lượng và nâng cao chất lượng chăn nuôi đại gia súc tại địa phương do đã hoàn toàn chủ động về khâu thức ăn, đặc biệt về mùa Đông, mà còn góp phần giúp một số doanh nghiệp chế tạo cơ khí thực hiện chế tạo các sản phẩm từ kết quả đề tài đáp ứng nhu cầu thị trường.
Nghiên cứu tạo sự ổn định đời sống của người dân khu vực vùng cao và biên giới các tỉnh Tây Bắc, góp phần rất quan trọng xóa đói, giảm nghèo; đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới bền vững và giữ vững chủ quyền lãnh thổ và an ninh biên giới phía Bắc của đất nước.
Kết quả nghiên cứu giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do đốt bã mía thừa, tăng giá trị bã mía sau quá trình sản xuất đường cho các nhà máy đường vùng Tây Bắc; sử dụng hiệu quả thân cây ngô sau thu hoạch bắp, tăng thu nhập cho nông dân; tận dụng tối đa dư lượng sau chế biến gỗ để làm nhiên liệu sinh khối - một loại nhiên liệu xanh, sạch - tăng thu nhập cho các hộ nông dân trồng và chế biến gỗ rừng trồng.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 15409) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
N.P.D (NASATI)
nghiên cứu, đại học, thái nguyên, thực hiện, thiết kế, chế tạo, hệ thống, chế biến, thức ăn, đại gia, dây chuyền, sản xuất