Nghiên cứu tái sử dụng tro than từ các nhà máy nhiệt điện làm nguyên liệu cho sản xuất vật liệu mao quản trung bình (MCM-41) phục vụ công tác bảo vệ môi trường
Cập nhật vào: Thứ hai - 15/11/2021 14:39 Cỡ chữ
Từ năm 2015 đến năm 2019, TS. Vũ Đình Hiếu cùng các cộng sự tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tái sử dụng tro than từ các nhà máy nhiệt điện làm nguyên liệu cho sản xuất vật liệu mao quản trung bình (MCM-41) phục vụ công tác bảo vệ môi trường”.
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu đặc tính tro than từ các nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam để làm cơ sở cho việc nghiên cứu sản xuất tiền chất silica từ đó chế tạo vật liệu mao quản trung bình (MCM-41) phục vụ cho việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh các nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam.
Đề tài đã thu được các kết quả sau:
- Đã thu thập và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài trong và ngoài nước.
- Đã hoàn thành khảo sát thực địa, thu thập các loại mẫu tro (fly ash, bottom ash) tại các nhà máy nhiệt điện khu vực miền Bắc Việt Nam như nhà máy nhiệt điện Phả Lại, nhiện điện Uông Bí, nhiệt điện Cẩm Phả; khu vực miền Nam như nhiệt điện Duyên Hải 1, nhiệt điện Vĩnh Tân 2...
- Đã hoàn thành gia công mẫu và sử dụng các phương pháp phân tích khác nhau nhằm đánh giá các đặc tính của tro than, cụ thể là các phân tích SEM-EDS, TEM, XRD, ICP-MS, FTIR …
- Dựa trên đặc tính của nguyên liệu tro than đầu vào, đã lựa chọn tro than của nhà máy nhiệt điện điển hình (Nhà máy nhiệt điện Uông Bí và nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả) để tiến hành triết xuất thành nguyên liệu silica phục vụ cho công tác tổng hợp chất MCM-41.
- Đã hoàn thành thí nghiệm tổng hợp chất MCM-41 sử dụng silica triết tách từ tro kết hợp với các phụ chất khác trong các điều kiện thí nghiệm khác nhau. Kết quả đã thành công vật liệu rỗng MCM-41 từ nguyên liệu ban đầu là tro than lấy tại Nhà máy nhiệt điện Uông Bí.
Nhóm nghiên cứu đã gửi sản phẩm cuối cùng sang Đài Loan để phân tích các đặc tính của vật liệu MCM-41 như phân tích độ rỗng, solid state NMR, N2 adsorption-desorption.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 16804/2019) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
N.P.D (NASATI)